Từ thanh niên xung phong trở thành nữ lái xe Trường Sơn, bà Quy từng chứng kiến đồng đội ngã xuống vì bom đạn nhưng sâu thẳm trong ký ức, bà vẫn không thể quên 10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc.
Không thể tin là em đã qua
Nơi túi bom bay mù bụi đỏ
Đường gập ghềnh ngổn ngang cây đổ
Trời lô nhô thân gỗ cưa ngang
Không thể tin là em đã sang
Nơi đất lạ trời xanh leo lẻo
Anh đón em qua tầm đạn réo
Tiếng tàu càng sốt ruột vo ve.
Em là cô bộ đội lái xe
Giặc đuổi bắn bốn bề lửa cháy
Cái buồng lái là buồng con gái
Vẫn cành hoa mềm mại cài ngang.
Em đã qua và em đã sang
Đẹp lắm đấy những ngày đánh Mỹ
Đất nước mình nhiều điều giản dị
Ai chưa tin rồi sẽ tin thôi.
Ngồi trong căn nhà, nằm khuất sâu trong ngách nhỏ trên đường Đào Tấn, (quận Ba Đình, Hà Nội), bà Nguyễn Thị Kim Quy (SN 1947, quê Hưng Yên) ngồi thư thái, giọng ngân vang, đầy tự hào khi đọc những câu thơ trong bài Niềm tin có thật của tác giả Phạm Tiến Duật.
“Năm ấy tôi nhét 2kg sỏi trong người, mong đủ cân để được đi thanh niên xung phong. Không ngờ, mình lại trở thành cô bộ đội lái xe. Ngày ấy chẳng sợ chết, chỉ sợ không cống hiến được gì”, bà Quy cười, hồi tưởng về một thời tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và đam mê.
Nhét sỏi trong người để được làm thanh niên xung phong
Bà Quy gia nhập thanh niên xung phong năm 1965, khi 18 tuổi. Bà kể, bố bà là bộ đội chống Pháp, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, và chính những câu chuyện đó đã thôi thúc bà cống hiến cho đất nước.
“Lúc ấy tôi chỉ nặng 45kg, không đủ điều kiện tham gia. Người ta cần những người khỏe mạnh để đào đường, vác đá”, bà chia sẻ.
Để đủ điều kiện, bà lén nhét 2kg sỏi vào người. Khi chiếc cân hiển thị 47kg, bà mừng rỡ vì đủ tiêu chuẩn.
Biết gia đình sẽ không đồng ý cho đi vì sợ gặp nguy hiểm, bà lén giấu tư trang vào nhà hàng xóm, bí mật lên đường.
“Khi xã thông báo tên tôi, bố mẹ mới biết, nhưng lúc đó tôi đã ngồi trên xe rồi”, bà Quy cười kể lại.
Bà Quy và nhóm chị em người Hưng Yên tập trung và di chuyển lên khu vực Sân bay Yên Bái, họ phụ trách xây dựng các công trình thiết yếu cho đội ngũ chuyên gia Trung Quốc đang hỗ trợ làm sân bay cho quân đội ta.
Bà Quy nhớ lại những ngày gian khổ, khi quân Mỹ không ngừng rải bom xung quanh sân bay, nhằm phá hoại cơ sở hạ tầng và tiêu diệt lực lượng ta.
Cơn mưa bom khiến không ít người bị thương vong, nhưng bà và đồng đội vẫn kiên trì, mỗi khi bom ngừng rơi là lại lao vào công việc, đào đá, làm đường, vác gạch, xây nhà, bất chấp nguy hiểm.
Tết Mậu Thân năm 1968, Mỹ huy động một lực lượng máy bay khổng lồ để tấn công các tuyến đường chiến lược, trong khi nhu cầu chi viện cho các mặt trận càng lúc càng trở nên cấp bách.
Bộ Tư lệnh Đoàn 559 giao nhiệm vụ cho Binh trạm 9 và Binh trạm 12 tuyển gấp những cô gái trẻ, khỏe mạnh để đào tạo lái xe, vì số lượng lái xe nam không đủ đáp ứng nhu cầu.
Hết 3 năm nghĩa vụ thanh niên xung phong, đứng trước lựa chọn về địa phương, hay tiếp tục cống hiến bà Quy viết đơn xin đi học lái xe, chia lửa với đồng đội trên tuyến đường Trường Sơn.
Bông hoa thép trên đường Trường Sơn
Từ khắp các vùng quê, 45 nữ thanh niên xung phong, tuổi từ 18 đến 21, hội tụ trong khóa huấn luyện 45 ngày tại Trường lái 255 (nay là Trường Trung cấp Kỹ thuật xe – máy Sơn Tây). Không có lý thuyết, chỉ có thực hành, thầy dạy là những anh lái xe kinh nghiệm. Họ vừa lái vừa học cách tránh hố bom, vượt địa hình.
“Các nữ lái xe được chia làm 2 khóa huấn luyện, thuộc binh trạm 9 và 12, khóa nào huấn luyện xong thì đưa vào chiến trường”, bà Quy cho hay.
Chỉ hơn một tháng tại trường lái, tất cả đều có thể bon bon trên đường. Bà Quy thuộc khóa 2 nên vào sau. Ngày đấy không có xe đưa vào chiến trường, bà cùng các chị em đeo ba lô, đi bộ từ Thanh Hóa vào Quảng Bình.
Các nữ lái xe được chia thành hai đội: Một đội lái xe goòng (loại xe thường dùng để kéo hoặc chở hàng hóa nặng trên đường rừng hoặc trong những khu vực không có đường sá thuận tiện) và một đội lái xe đường bộ.
Bà Quy nhớ lại: “Đội lái xe goòng chỉ đi một tuyến đường cố định, còn đội lái xe đường bộ thì mỗi ngày lại phải di chuyển trên một con đường khác nhau”.
Vào ngày 18/12/1968, tại vùng rừng núi xã Hương Phổ, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), binh trạm 9 và binh trạm 12 hợp nhất thành một trung đội mang tên nữ anh hùng Nguyễn Thị Hạnh.
Sau khi hai binh trạm sáp nhập, bà Quy tham gia huấn luyện cho các nữ lái xe goòng vì họ chỉ quen thuộc với một tuyến đường nhất định, gặp khó khăn khi phải điều khiển xe trên những con đường mới.
Khi hai binh trạm hợp nhất, đội nữ lái xe được giao nhiệm vụ chở lương thực, thuốc men, súng ống và đạn dược từ Vinh (Nghệ An) qua các tuyến đường 12, 15, 18, 20, 22, và đưa hàng đến bờ Bắc sông Gianh (Quảng Bình). Sau khi giao hàng, họ lại chở thương binh và cán bộ từ miền Nam ra Bắc an dưỡng, học tập. Có những lúc, đội còn nhận nhiệm vụ đặc biệt, phải tiến sâu vào chiến trường hoặc sang đất bạn Lào.
Đến nơi tập kết, họ không chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển mà còn kiêm luôn việc bốc vác hàng hóa, chăm sóc thương binh.
Con đường Trường Sơn vô cùng ác liệt, luôn phải đối mặt với bom B52 rải thảm và bom tọa độ. Để giảm thiểu tổn thất, ban chỉ huy yêu cầu trung đội nữ lái xe chuyển sang chạy xe vào ban đêm.
Chuyến vận tải của các nữ lái xe bắt đầu từ 17h và kết thúc vào 5h hôm sau. Những người lái xe giỏi có thể điều khiển xe một mình, những tay lái chưa vững sẽ có chỉ huy đi cùng. Trong suốt hành trình, họ phải chặt lá ngụy trang và di chuyển ban đêm chỉ bằng ánh sáng mờ mịt từ những bóng đèn quả nhót đặt dưới gầm xe, tránh sự phát hiện từ máy bay.
“Bóng đèn đã nhỏ, lại còn phải dùng thêm lon sữa bò đục lỗ bọc bên ngoài, gần như chẳng thể nhìn thấy gì”, bà Quy nhớ lại. Nhiều nữ lái xe lọt xuống hố bom vì ánh sáng yếu ớt không thấy nổi đường đi.
Tuyến đường Trường Sơn thời đó không chỉ là con đường huyết mạch vận chuyển mà còn là nơi thử nghiệm khốc liệt của bom đạn, mìn và chất độc hóa học, liên tục được ném xuống suốt ngày đêm. Thời tiết khắc nghiệt, mùa hè thì nắng nóng, rát da thịt, mùa mưa đường sá bùn lầy, gió rét.
Các đoàn xe vận tải phải men theo sườn Tây Trường Sơn mà đi. Một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu hun hút. Chị em vóc dáng nhỏ bé, phải xếp chăn thật dày lên ghế lái để có thể với tới vô lăng, sau lưng dựng can xăng làm điểm tựa. Đường mấp mô, chỉ cần sơ sẩy một chút là xe lao xuống vực ngay lập tức.
News
Hành trình trở thành “Ngọc nữ màn ảnh” của nghệ sỹ này
Với vẻ đẹp đậm chất Á Đông, NSND Như Quỳnh đã từng “đánh gục” nhiều đạo diễn nước ngoài để…
Cuộc sống hiện tại của những huyền thoại về Đội nữ lái xe Trường Sơn
Huyền thoại về Đội nữ lái xe Trường Sơn Bà Vân (ngoài cùng bên phải) tham dự chương trình Ký…
Ba bước đăng ký cấp sổ đỏ lần đầu ở cấp xã… Người dân đặc biệt lưu ý phải có 1 giấy tờ này
Người dân chủ yếu sẽ chuẩn bị giấy tờ liên quan ở bước một, chính quyền cấp xã sẽ thực…
8 năm thực hiện chủ trương c/ấ/m xe máy ở Hà Nội …cuối cùng cũng đã thực hiện, người mừng, người lo
Từ năm 2017, Hà Nội đặt ra lộ trình cấm xe máy trong vành đai 1 và đã xây dựng…
Chánh tòa ở Kiên Giang ‘vòi’ đương sự 2,5 tỷ đồng như thế nào
Bà Nguyễn Thị Cẩm Thu bị xác định khi là Chánh tòa Hành chính đã nhiều lần đề nghị đương…
Cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội bị tr::uy t::ố vì nhận ‘tiền cảm ơn’ của doanh nghiệp. Vậy là đã rõ
Ông Phạm Thái Hà, cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cựu trợ lý của nguyên Chủ tịch Quốc…
End of content
No more pages to load