Theo mô hình tổ chức bộ máy mới, Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức, hoạt động ở 3 cấp là Trung ương, cấp tỉnh và cấp cơ sở.
Để đảm bảo đúng quy định và thực tiễn triển khai nhiệm vụ, Bảo hiểm xã hộiViệt Nam đổi tên gọi bảo hiểm xã hội khu vực thành bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong thời gian chờ cấp có thẩm quyền sắp xếp, tổ chức lại bảo hiểm xã hội cơ sở (từ nay đến trước 30/9), thay đổi tên gọi bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã thành Bảo hiểm xã hội cơ sở nhằm bảo đảm tính hệ thống, phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp.
Đó là nội dung chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại Công văn số 1521/BHXH-TCCB về việc triển khai thực hiện Quyết định số 2286/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 391/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Sau khi thực hiện thay đổi tên gọi của Bảo hiểm xã hội khu vực, cả nước có 34 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trụ sở chính của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh đặt tại Trung tâm chính trị – hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Để bộ máy hoạt động phù hợp với tên gọi mới, Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu Bảo hiểm xã hội các khu vực cần triển khai ngay việc thực hiện thủ tục thay đổi con dấu và thông báo thay đổi tên gọi thành Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Các đơn vị cần chủ động, đảm bảo tốt nhất các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ thông tin, thay đổi chứng thư số chủ tài khoản, kế toán trưởng theo pháp nhân mới phục vụ hoạt động của đơn vị trước và sau khi đổi tên nhằm bảo đảm vận hành thông suốt, ổn định, không gián đoạn việc phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Bảo hiểm xã hội cơ sở thuộc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh thực hiện quản lý trên địa bàn một số xã, phường, đặc khu và không có tổ chức bộ máy bên trong.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh chủ động triển khai thủ tục thay đổi con dấu và thông báo thay đổi tên gọi đối với Bảo hiểm xã hội cơ sở sau khi cơ quan này ban hành văn bản chính thức về việc thay đổi tên gọi theo quy định.
Đồng thời, đề xuất phương án sắp xếp Bảo hiểm xã hội cơ sở tại Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh đảm bảo cơ cấu, phạm vi quản lý hài hòa theo đặc điểm vùng miền và các tiêu chí về diện tích tự nhiên; quy mô dân số; quy mô quản lý người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN; quy mô thu, chi BHXH, BHTN, BHYT; đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí về cơ sở vật chất.
Để bộ máy tổ chức hoạt động từ Trung ương đến cơ sở vận hành thông suốt, liên tục, không làm gián đoạn công tác phục vụ người tham gia, thụ hưởng chính sách, Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu các đơn vị trực thuộc rà soát, tham mưu về việc ban hành quy trình nghiệp vụ, phân cấp quản lý; phân quyền ứng dụng công nghệ thông tin gắn với chuyển đổi số đảm bảo việc tổ chức, hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở 3 cấp (Trung ương, cấp tỉnh, cấp cơ sở) theo mô hình tổ chức bộ máy mới.
News
Hành trình trở thành “Ngọc nữ màn ảnh” của nghệ sỹ này
Với vẻ đẹp đậm chất Á Đông, NSND Như Quỳnh đã từng “đánh gục” nhiều đạo diễn nước ngoài để…
Cuộc sống hiện tại của những huyền thoại về Đội nữ lái xe Trường Sơn
Huyền thoại về Đội nữ lái xe Trường Sơn Bà Vân (ngoài cùng bên phải) tham dự chương trình Ký…
Nữ lái xe Trường Sơn năm xưa nhét 2kg sỏi vào người, trốn gia đình ra trận… Ai còn nhớ tới cô gái này
Từ thanh niên xung phong trở thành nữ lái xe Trường Sơn, bà Quy từng chứng kiến đồng đội ngã…
Ba bước đăng ký cấp sổ đỏ lần đầu ở cấp xã… Người dân đặc biệt lưu ý phải có 1 giấy tờ này
Người dân chủ yếu sẽ chuẩn bị giấy tờ liên quan ở bước một, chính quyền cấp xã sẽ thực…
8 năm thực hiện chủ trương c/ấ/m xe máy ở Hà Nội …cuối cùng cũng đã thực hiện, người mừng, người lo
Từ năm 2017, Hà Nội đặt ra lộ trình cấm xe máy trong vành đai 1 và đã xây dựng…
Chánh tòa ở Kiên Giang ‘vòi’ đương sự 2,5 tỷ đồng như thế nào
Bà Nguyễn Thị Cẩm Thu bị xác định khi là Chánh tòa Hành chính đã nhiều lần đề nghị đương…
End of content
No more pages to load