Bạn đọc Linh Ngọc Yến (Yên Bái) hỏi: “9 đối tượng bị bỏ lương cơ sở sau 2026, mức lương mới thay thế chiếm 70% tổng quỹ lương, cụ thể là ai?”.
Khu vực công sẽ tiến tới bỏ hoàn toàn cơ chế lương cơ sở, thay thế bằng mức lương cơ bản với số tiền cụ thể. Ảnh: Khánh Linh
Theo tinh thần Kết luận 83-KL/TW năm 2024 của Bộ Chính trị, sau năm 2026, khu vực công sẽ tiến tới bỏ hoàn toàn cơ chế lương cơ sở, thay thế bằng mức lương cơ bản với số tiền cụ thể. Đây là bước đi quan trọng trong lộ trình thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Theo tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, tiền lương được xây dựng dựa trên thiết kế cơ cấu tiền lương mới bao gồm:
Lương = Lương cơ bản (khoảng 70% tổng quỹ lương) + phụ cấp (khoảng 30% quỹ lương)
Đây là điểm khác biệt lớn so với cơ chế hiện hành vốn đang áp dụng mức lương cơ sở và hệ số lương. Việc xây dựng bảng lương mới theo số tiền cụ thể sẽ giúp minh bạch, dễ hiểu và thuận tiện hơn trong quản lý tiền lương.
Tuy nhiên, phương án này hiện vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, đánh giá tính khả thi để trình Trung ương xem xét vào sau năm 2026. Nếu được thông qua, 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới sẽ được triển khai đồng bộ, thay thế hoàn toàn hệ thống lương hiện hành trong khu vực công.
Theo Nghị quyết 27 và Kết luận 83-KL/TW, nếu cải cách tiền lương được thực hiện sau năm 2026, sẽ có 9 nhóm đối tượng chính thức bị bỏ lương cơ sở, bao gồm:
Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo
Công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo
Sĩ quan công an
Hạ sĩ quan nghiệp vụ công an
Chuyên môn kỹ thuật công an
Sĩ quan quân đội
Quân nhân chuyên nghiệp
Công nhân quốc phòng
Công nhân công an
Những nhóm đối tượng trên sẽ được xây dựng mức lương cơ bản cụ thể tương ứng với từng vị trí việc làm trong hệ thống chính trị, thay vì phụ thuộc vào hệ số nhân với mức lương cơ sở như trước đây.
Theo tiểu mục 5.2, Mục 5 của Kết luận 83-KL/TW, Bộ Chính trị giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 27, đồng thời phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan để đánh giá sự phù hợp, khả thi của hệ thống 5 bảng lương – 9 phụ cấp.
Đây sẽ là căn cứ để trình Trung ương xem xét và quyết định phương án triển khai chính thức sau năm 2026, đồng thời gắn với việc ban hành Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị nhằm đảm bảo công khai, minh bạch và công bằng trong thực thi chính sách.
News
Giá vàng mới nhất tối 26/4: Quay trở lại 70-80, bà con vui mừng tột cùng cứ ngỡ đang mơ
Sáng nay (26/4), thị trường vàng trong nước và thế giới đồng loạt ghi nhận đà giảm mạnh, khiến nhiều…
Những người sinh vào ngày Âm lịch này có vận tài lộc đặc biệt, càng trưởng thành càng thịnh vượng, sung sướng giàu sang
Theo quan niệm dân gian và một số nghiên cứu chiêm tinh, những người sinh vào một số ngày Âm…
Biển số xe của các tỉnh thành thay đổi thế nào sau sáp nhập? Người dân có phải đi đổi biển ngay không?
Sau các quyết định sáp nhập tỉnh, thay đổi địa giới và tên gọi các đơn vị hành chính, nhiều…
Chủ xe vượt đèn đỏ từ 11.4 – 15.4 liên hệ ngay cô::ng a::n nộp phạt nguội
Theo danh sách công an một số tỉnh vừa công bố, trong tháng 4, nhiều ôtô bị phạt nguội lỗi vượt đèn…
TIN CỰC VUI: 1,6 triệu người từ 75 tuổi được nhận hưu trí xã hội từ 1/7 này
Từ 1/7 năm nay, khoảng 1,6 triệu người cao tuổi sẽ được hưởng mức trợ cấp 500.000 đồng/tháng từ ngân…
Chế độ đối với cán bộ, công chức cấp xã sau sáp nhập: Thế này thì ấm no quá rồi…
Bạn đọc Văn Toàn (Yên Bái) hỏi: “Chế độ với cán bộ, công chức cấp xã sau sáp nhập thế nào?”. Cán…
End of content
No more pages to load