Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định đề xuất miễn thuế các loại thuốc bệnh nhân sử dụng trong điều trị nội trú.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu đề xuất miễn thuế thuốc bệnh nhân sử dụng trong nội trú. Ảnh: Quochoi.vn
Tại phiên thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi ngày 12.5, Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu đề xuất miễn thuế các loại thuốc bệnh nhân sử dụng trong điều trị nội trú.
Đây là đề xuất được đông đảo dư luận quan tâm, mong sớm được thể chế hoá. Bởi trong thực tế, đa phần bệnh nhân nội trú là những người mắc bệnh nặng, điều trị dài ngày và phải sử dụng nhiều loại thuốc, vật tư y tế với chi phí lớn.
Trong khi đó, theo quy định hiện hành, giá thuốc trong các bệnh viện công lập không được phép vượt quá giá trúng thầu đã được phê duyệt. Các bệnh viện cũng không được cộng thêm các chi phí như lưu kho, bảo quản, nhân lực phát thuốc… vào giá bán.
Thế nhưng, chính các đơn vị này lại đang phải nộp thuế doanh thu (1% thuế thu nhập doanh nghiệp và 1% thuế giá trị gia tăng) cho khoản thu từ thuốc.
Kết quả là chi phí này buộc phải tính gián tiếp vào giá dịch vụ y tế, tức là bệnh nhân vẫn phải “gánh” thuế, dù trên danh nghĩa, thuốc được mua theo giá ưu đãi.
Đây là một nghịch lý: trong khi chúng ta đặt mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau” trong chăm sóc y tế thì chính sách thuế lại đang gián tiếp làm chi phí điều trị của người bệnh nội trú trở nên nặng nề hơn.
Đặc biệt, với các nhóm dễ tổn thương như người nghèo, người có bệnh mãn tính, bệnh nhi hoặc người cao tuổi, việc nằm viện dài ngày đồng nghĩa với gánh nặng tài chính ngày càng tăng, trong đó có phần đáng kể do các loại thuế không phù hợp gây ra.
Mặt khác, không thể đánh đồng thuốc, một mặt hàng đặc biệt, có vai trò duy trì và cứu sống mạng người, với các sản phẩm thương mại thông thường trong nền kinh tế.
Việc đánh thuế lên thuốc sử dụng nội trú không chỉ bất hợp lý về mặt đạo lý mà còn đi ngược với chủ trương an sinh của Đảng và Nhà nước.
Việc rà soát và điều chỉnh chính sách thuế trong lĩnh vực thuốc nói riêng và y tế nói chung còn là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh nhiều bệnh viện đang chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính, nhưng lại chưa được đối xử công bằng về mặt pháp lý, đặc biệt là về nghĩa vụ thuế.
Nếu không có quy định minh bạch, nhất quán và hợp lý, hệ thống y tế công lập sẽ tiếp tục phải vận hành trong trạng thái “nửa công, nửa tư”, vừa lo chi phí, thuế, mà cuối cùng người chịu thiệt vẫn là người bệnh.
Miễn thuế thuốc trong điều trị nội trú, vì thế, là một lựa chọn thể hiện đúng tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau” trong chăm sóc sức khỏe toàn dân. Điều này không làm thất thu ngân sách, mà ngược lại, là bước điều chỉnh hợp lý, đúng với mục tiêu nhân văn của chính sách y tế.
News
Từ ngày 01/07/2025: Chúc mừng 5 trường hợp này được hưởng 100% bảo hiểm y tế
Từ ngày 01/07/2025, 05 trường hợp được hưởng 100% bảo hiểm y tế Căn cứ Điều 22 Luật Bảo hiểm y…
Làm thế nào để mua được NOXH ở Hà Nội với giá 16 triệu đồng/m2
Bạn đọc Báo Lao Động hỏi cách đăng ký hồ sơ mua nhà ở xã hội Hope Residences (phường Phúc Đồng, quận…
Đến lượt TNHH Nhất Nhất bị Bộ Công Thương xử phạt: Tiền mất mà tật vẫn mang rồi trời ơi…
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) vừa có thông báo xử phạt Công ty TNHH Nhất Nhất về hành…
Thời tiết ngày 19/5: Bà con hết sức cẩn trọng
Dự báo thời tiết 19/5/2025, miền Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An còn mưa lớn đêm 18/5 trước khi hửng…
Tôi sinh năm 1975, cách tính lương hưu và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo chế độ hưu trí đối với tôi như thế nào?
Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa trả lời cách tính lương hưu và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. Người…
Chia buồn với 3 nhóm người này sẽ bị mất số tiền cực lớn khi áp dụng bảng giá đất mới từ 1/2026
Từ ngày 1/1/2026, bảng giá đất mới sẽ bắt đầu có hiệu lực với mức giá tiệm cận giá thị…
End of content
No more pages to load