Theo quy định thì người điều khiển phương tiện giao thông phải là người khỏe mạnh và có chức năng tâm thần ổn định. Bởi vì việc lái xe đòi hỏi sự tập trung, phản xạ nhanh và sức khỏe tốt để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Tuy nhiên, một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe, thậm chí gây nguy hiểm trên đường. Dưới đây là danh sách 7 bệnh mà người mắc phải không nên hoặc không được phép lái xe theo quy định y tế và pháp luật tại nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.

7 Bệnh Không Được Lái Xe Ra Đường

1. Bệnh động kinh

Nguyên nhân khiến cho người động kinh không được phép lái xe ra đường là vì nggười mắc bệnh động kinh có nguy cơ bị co giật đột ngột, mất kiểm soát cơ thể, dẫn đến tai nạn nghiêm trọng khi đang lái xe. Theo quy định, những người bị động kinh chỉ được phép lái xe nếu đã kiểm soát được cơn co giật trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 6 tháng đến 1 năm) và có xác nhận từ bác sĩ thì mới đủ điều kiện điều khiển phương tiện ra đường.
Người dân mắc 1 trong 7 bệnh này bị cấm lái xe ra đườngNgười dân mắc 1 trong 7 bệnh này bị cấm lái xe ra đường

2. Bệnh tim mạch nghiêm trọng

Những người mắc các bệnh tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim, hoặc rối loạn nhịp tim nặng có thể gây chóng mặt, ngất xỉu hoặc đột tử khi lái xe nên họ cũng là đối tượng không được phép lái xe ra đường. Nếu muốn điều khiển phương tiện người mắc các bệnh này cần được bác sĩ đánh giá kỹ lưỡng trước khi quyết định lái xe.

3. Rối loạn thị lực

Những người mà mắc các vấn đề về thị lực như đục thủy tinh thể, glaucoma (tăng nhãn áp), hoặc giảm thị lực nghiêm trọng (dưới mức quy định) làm giảm khả năng quan sát đường, biển báo và các phương tiện khác. Đồng thời, người mắc các bệnh này không được lái xe trừ khi điều trị ổn định và đạt tiêu chuẩn thị lực theo quy định.

4. Rối loạn tâm thần

Những trường hợp người dân mắc các rối loạn tâm thần như tâm thần phân liệt, rối loạn lo âu nghiêm trọng, hoặc trầm cảm nặng có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung, phán đoán và kiểm soát cảm xúc khi lái xe. Bên cạnh đó, những người đang trong giai đoạn điều trị hoặc có triệu chứng nặng thường bị cấm lái xe.
Người dân mắc bệnh này bị cấm lái xeNgười dân mắc bệnh này bị cấm lái xe

5. Bệnh tiểu đường không kiểm soát

Bệnh tiểu đường thì không bị cấm lái xe nhưng với những người mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát có nguy cơ bị hạ đường huyết đột ngột, dẫn đến chóng mặt, run rẩy hoặc mất ý thức thì sẽ bị cấm điều khiển phương tiện ra đường. Bởi vì, điều này cực kỳ nguy hiểm khi đang điều khiển phương tiện. Chỉ những người kiểm soát tốt lượng đường trong máu và không có biến chứng mới được phép lái xe.

6. Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Những người mà mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ (OSA) gây ra tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày, làm giảm sự tỉnh táo khi lái xe. Người mắc bệnh này cần được điều trị (ví dụ, sử dụng máy CPAP) và xác nhận không còn triệu chứng buồn ngủ trước khi lái xe thì mới được điều khiển phương tiện giao thông ra đường.

7. Rối loạn thần kinh vận động

Tất cả những bệnh như Parkinson, đột quỵ, hoặc bại liệt gây ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cơ bắp, phản xạ và phối hợp vận động. Những người mắc các bệnh này thường không đủ điều kiện lái xe, trừ khi được bác sĩ xác nhận tình trạng đã ổn định và không ảnh hưởng đến khả năng điều khiển phương tiện.

Kết luận: Như vậy, nếu ai mắc 1 trong 7 bệnh trên thì sẽ không được phép lái xe ra đường, trừ khi có giấy phép của bác sĩ là sức khỏe ổn định. Còn không sẽ bị CSGT xử phạt theo quy định và tịch thu phương tiện tạm thời.