Nestlé Việt Nam bị cho là đã “gắn mác” Viện Dinh dưỡng khi quảng cáo sữa Milo với nội dung gây hiểu lầm về hiệu quả sản phẩm.
Sữa Milo ‘mượn uy tín’ Viện Dinh dưỡng
Mới đây, hàng loạt nghệ sĩ nổi tiếng như: Doãn Quốc Đam, BTV Quang Minh, Quyền Linh… đã lần lượt lên tiếng xin lỗi sau khi bị chỉ trích vì quảng cáo cho các sản phẩm kém chất lượng, phóng đại công dụng hoặc liên quan đến những thương hiệu bị điều tra, xử lý. Những lời xin lỗi nối tiếp nhau phản ánh một thực trạng đáng lo ngại về đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động quảng cáo của người nổi tiếng.
Hàng loạt nghệ sĩ nổi tiếng đã lần lượt lên tiếng xin lỗi sau khi bị chỉ trích vì quảng cáo cho các sản phẩm kém chất lượng.
Trước làn sóng xin lỗi rầm rộ trong thời gian gần đây, công chúng không quên rằng đây không phải là lần đầu các nghệ sĩ Việt vướng vào những ồn ào liên quan đến quảng cáo sai sự thật.
Không chỉ “bắt tay” với người nổi tiếng để thổi phồng sự thật, việc nhiều thương hiệu lớn “bắt tay” hoặc gắn những thông tin một cơ quan chuyên môn để quảng cáo, in nội dung “thần thánh” trên bao bì sản phẩm của mình với những lời lẽ mỹ miều cũng rất dễ khiến cho khách hàng, người tiêu dùng lầm tưởng về sản phẩm đã có sự đảm bảo của một cơ quan chuyên môn đó.
Điển hình như sản phẩm sữa Milo đóng hộp uống liền của Công ty TNHH Nestlé Việt Nam (Nestlé Việt Nam). Cụ thể, chỉ cần vào các cửa hàng, đại lý, siêu thị sữa… khách hàng có thể bắt gặp ngay trên các kệ hàng bày bán sản phẩm sữa Milo uống liền của Nestlé Việt Nam (hộp loại 110ml hoặc loại 180ml..) với lời quảng cáo: “Nay đã được chứng minh khoa học bền bỉ hơn. Được thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng”. Thế nhưng, quảng cáo này có đúng sự thật?
Sản phẩm sữa Milo uống liền của Nestlé Việt Nam (hộp loại 110ml hoặc loại 180ml..) với lời quảng cáo: “Nay đã được chứng minh khoa học bền bỉ hơn. Được thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng”.
Câu hỏi đặt ra, việc sản phẩm sữa Milo của Nestlé Việt Nam lấy Viện Dinh dưỡng đưa vào quảng cáo có đúng hay không? Viện Dinh dưỡng có tài liệu nào công bố về kết quả kiểm nghiệm lâm sàng hay không cũng là câu hỏi mà người tiêu dùng còn đang băn khoăn
Trả lời báo chí, TS. BS. Nguyễn Hồng Trường, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết, trong năm 2022-2023, Viện Dinh dưỡng đã hợp tác với Công ty TNHH Nestlé Việt Nam triển khai đề tài nghiên cứu khoa học “Hiệu quả giáo dục thể chất kết hợp với sử dụng sản phẩm bổ sung sữa lúa mạch NESTLÉ MILO lên tình trạng dinh dưỡng, thể lực và trí lực của học sinh tại một số trường tiểu học tỉnh Ninh Bình”.
Hoạt động thể lực theo giáo án và kết hợp sử dụng sản phẩm thực phẩm bổ sung “Sữa lúa mạch Nestlé Milo” cho học sinh tiểu học không ghi nhận hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho học sinh sau 3 tháng nghiên cứu.
Cụ thể: Đề tài nghiên cứu này đã được Hội đồng nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp cơ sở và có kết luận: Hoạt động thể lực theo giáo án và kết hợp sử dụng sản phẩm thực phẩm bổ sung “Sữa lúa mạch Nestlé Milo” cho học sinh tiểu học không ghi nhận hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho học sinh sau 3 tháng nghiên cứu.
Chính điều này, ngày 21/4/2025, Viện Dinh dưỡng đã có văn bản yêu cầu Nestlé Việt Nam về việc “rà soát việc sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học trong truyền thông”. Đặc biệt, Viện Dinh dưỡng cũng nêu rõ yêu cầu: “Công ty kiểm tra, rà soát các nội dung truyền thông, quảng cáo sản phẩm thực phẩm, nếu có bất kỳ thông tin nào liên quan đến Viện Dinh dưỡng mà vi phạm các quy định nêu trên, đề nghị gỡ bỏ ngay nhằm đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật trong hoạt động truyền thông, quảng cáo sản phẩm cũng như tuyên truyền phổ biến kiến thức về dinh dưỡng cho cộng đồng”…
Trong bối cảnh đó, ngày 15/5, Nestlé Việt Nam lên tiếng về việc sử dụng kết quả nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng trong truyền thông sản phẩm Nestlé MILO. Doanh nghiệp khẳng định các sản phẩm đều tuân thủ quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm.
Giai đoạn 2022–2023, Nestlé phối hợp cùng Viện Dinh Dưỡng thực hiện nghiên cứu đánh giá hiệu quả kết hợp giáo dục thể chất với việc sử dụng sản phẩm MILO đối với dinh dưỡng, thể lực và trí lực của trẻ em. Nghiên cứu được phê duyệt, nghiệm thu đúng quy trình khoa học.
Kết quả cho thấy, việc sử dụng sản phẩm MILO cùng giáo án thể chất giúp cải thiện sức khỏe cho trẻ, đặc biệt ở nhóm có nguy cơ chậm phát triển vận động. Nestlé cho biết các kết quả này là dữ liệu khoa học nghiêm ngặt, khách quan và được sử dụng nhằm cung cấp thông tin chính xác tới người tiêu dùng.
Nestlé Việt Nam cũng khẳng định việc truyền thông kết quả nghiên cứu là hợp pháp, không thuộc diện phải đăng ký nội dung quảng cáo hay vi phạm các quy định cấm quảng cáo theo luật hiện hành.
Quảng cáo trái luật?
Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính về vấn đế trên, Luật sư Phạm Trang (Công ty Luật TNHH Việt Anh 24H) nhấn mạnh: Việc sử dụng tên một cơ quan như Viện Dinh dưỡng trong hoạt động quảng cáo mà không có sự đồng ý chính thức là hành vi tiềm ẩn rủi ro pháp lý nghiêm trọng. Cụ thể, hành vi này có thể bị xem là: Quảng cáo sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, theo Điểm 9 Điều 8 Luật Quảng cáo năm 2012; Xâm phạm quyền đối với tên thương mại, theo Điểm 13 Điều 8 Luật Quảng cáo năm 2012 và Khoản 2 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ.
Luật sư Phạm Trang (Công ty Luật TNHH Việt Anh 24H).
Luật sư Phạm Trang phân tích thêm: Dù có hợp tác nghiên cứu, nếu Viện Dinh dưỡng không cho phép sử dụng tên mình vào mục đích thương mại, thì việc sử dụng tên Viện trong quảng cáo vẫn là trái luật.
Ngoài ra, theo nguyên tắc, kết quả nghiên cứu khoa học chỉ nên được sử dụng trong mục đích học thuật. Việc trích dẫn, lồng ghép các kết quả này vào nội dung quảng cáo mà chưa có cơ sở khoa học rõ ràng, hay chưa được thẩm định chính thức, có thể tiếp tục bị coi là hành vi quảng cáo sai sự thật.
Theo quy định tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP, hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính như sau: Vi phạm về sở hữu trí tuệ: phạt tiền từ 20 – 40 triệu đồng (Điểm 3 Điều 34). Quảng cáo sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn: phạt tiền từ 60 – 80 triệu đồng (Điểm 5 Điều 34). Ngoài ra, còn có thể bị yêu cầu tháo gỡ quảng cáo vi phạm, cải chính thông tin hoặc xin lỗi công khai.
Trong trường hợp Viện Dinh dưỡng xác định rằng hành vi của Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã xâm phạm đến uy tín, tên gọi hoặc hình ảnh của mình, đơn vị hoàn toàn có quyền áp dụng các biện pháp pháp lý cần thiết.
Cụ thể, Viện có thể: Gửi văn bản yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Đề nghị doanh nghiệp gỡ bỏ toàn bộ nội dung quảng cáo sai lệch. Khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu: Buộc Nestlé Việt Nam chấm dứt hành vi vi phạm; Bồi thường thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần (nếu có căn cứ chứng minh); Thực hiện xin lỗi công khai và cải chính thông tin sai sự thật.
Về mặt pháp lý, ngoài trách nhiệm hành chính theo quy định hiện hành, nếu hành vi trên gây ra thiệt hại thực tế, Nestlé Việt Nam còn có thể bị xử lý trách nhiệm dân sự theo các điều khoản của Bộ luật Dân sự.
Vào ngày 12/4 vừa qua, Bộ Công an cho biết cơ quan điều tra đã khởi tố 8 bị can về tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm và Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Bộ Công an cũng đánh giá, đây là đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Kết quả điều tra bước đầu, từ tháng 8/2021, nắm bắt được nhu cầu gia tăng của các sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng dạng bột (gọi chung là sữa bột) tại thị trường trong nước, nhóm đối tượng do Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà chủ mưu cầm đầu thành lập doanh nghiệp Công ty Rance Pharma (tại khu nhà ở Him Lam, phường Vạn Phúc) và Công ty Hacofood Group (tại LK52-10, KĐT mới Phú Lương, phường Phú Lương) đều thuộc địa bàn quận Hà Đông, TP. Hà Nội để trực tiếp tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ các sản phẩm sữa bột giả.
Đến nay, đường dây này đã sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột các loại. Các loại sữa dành cho những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai với các thành phần công bố trên sản phẩm như: chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, bột óc chó… nhưng trên thực tế, hoàn toàn không có những chất này.
Các đối tượng đã bỏ một số nguyên liệu đầu vào và thay thế, bổ sung thêm một số chất phụ gia. Cơ quan công an xác định, sữa bột có chỉ tiêu chất lượng một số chất đạt dưới 70% so với mức công bố, đủ điều kiện để xác định là hàng giả.
Ngoài 2 công ty nói trên được lập để tổ chức sản xuất các sản phẩm sữa bột giả, các đối tượng còn liên doanh, liên kết bằng hình thức góp cổ phần với nhiều đối tượng khác thành lập ra 9 công ty với mục đích để đứng tên hồ sơ công bố các dòng sản phẩm (nhãn thương hiệu sản phẩm) và trực tiếp kinh doanh, phân phối tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất tại Nhà máy của Công ty Hacofood và Công ty Rance Pharma. Trong khoảng 4 năm, các đối tượng đã tiêu thụ sữa các loại ra thị trường, mang lại doanh thu gần 500 tỷ đồng.
News
Tin vui cho các bác trưởng thôn: từ 2025 lương hàng tháng sẽ tăng chóng mặt lên đến 14 triệu đồng, còn gì phấn khởi hơn nữa
Ngày 5/1/2025, báo Dân Trí đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Mức phụ cấp của trưởng thôn, tổ…
Cả nước hướng về Bắc Kạn: Lũ ập về trong đêm, Sập nhà, trôi người, cảnh tượng tang thương như ‘Làng Nủ’ năm ấy!
Mưa lớn gây ra lũ quét xảy ra ở địa bàn H.Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn rạng sáng nay 18.5…
Giá vàng trưa nay 18/5: Vàng sập ngay trước mắt, 7 ngày lỗ gần 7 triệu dân đầu tư khóc ròng vì coi như mất sạch
Giá vàng thế giới và trong nước giảm mạnh khi nhà đầu tư giảm bớt lo ngại về căng thẳng…
Giá vàng sáng nay 18/5: Phiên cuối tuần như cân não nhà đầu tư, giá này nên ôm đu theo thị trường hay bán ra cầm lãi cho chắc tay?
Giá vàng tính đến 15h30 chiều ngày 17/5/2025 : Đồng loạt giảm, thị trường chìm trong sắc đỏ. Giá vàng…
Giá vàng tối nay 17/5: Chỉ sau 1 ngày đã bay gần triệu bạc, chênh lệch mua vào – bán ra nhiều thế này thì làm gì còn lãi lời gì mà mong
Giá vàng thế giới đã kết thúc tuần giao dịch vào hôm nay, 17-5, ở mức 3.203,7 USD/ounce, giảm 37,8…
Em là hoa không cần nắng, chỉ cần một người không khinh
Người ta hay nói: “Gái làm nghề đó thì không đáng thương”. Câu nói nghe quen tai đến mức, mỗi…
End of content
No more pages to load