Thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập cấp xã đang đặt ra vấn đề khiến nhiều người thắc mắc, đó là đội ngũ quản lý trường học có bị cắt giảm không?
Trong công văn số 1581, Bộ GD&ĐT đã đề nghị các địa phương giữ nguyên đơn vị sự nghiệp giáo dục và chuyển giao cho chính quyền cấp xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục đối với các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non.
Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc UBND cấp huyện sẽ chuyển về Sở GD&ĐT quản lý. Đồng thời, tổ chức lại để thực hiện cung ứng dịch vụ quản lý theo khu vực liên xã, phường.
Các trường học vẫn giữ nguyên sau khi sáp nhập cấp xã. (Ảnh minh hoạ)
Đồng thời, Sở GD&ĐT được quyền công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thay đổi vị trí việc làm với hiệu trưởng, hiệu phó các trường.
Tính đến thời điểm hiện tại, về cơ bản các trường học vẫn giữ nguyên và không nằm trong diện sáp nhập. Điều này đồng nghĩa với việc vị trí hiệu trưởng, hiệu phó các trường học vẫn giữ nguyên và chưa có thay đổi.
Phân cấp, phân quyền mạnh hơn về cho Sở GD&ĐT
Sau khi tổ chức, sắp xếp chính quyền các cấp, Sở GD&ĐT được phân cấp, phân quyền thực hiện các chức năng, nhiệm vụ sau liên quan quản lý giáo viên:
– Tham mưu, trình UBND tỉnh, cấp có thẩm quyền quyết định vị trí việc làm, biên chế công chức, tổng số người làm việc tại các trường công lập.
– Sở GD&ĐT thực hiện tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên các trường công lập.
– Sở GD&ĐT cũng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng phát triển giáo viên các địa phương, các trường trên địa bàn tỉnh.
-Sở GD&ĐT bảo đảm đủ biên chế công chức quản lý, đủ số người làm việc theo đề án UBND tỉnh đã phê duyệt. Đồng thời chịu trách nhiệm giải trình về hoạt động, chất lượng giáo dục, đội ngũ giáo viên, người lao động, học sinh.
– Sở GD&ĐT được quyền công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thay đổi vị trí việc làm với hiệu trưởng, hiệu phó các trường.
– Sở GD&ĐT có trách nhiệm thường xuyên cập nhật thông tin giáo viên, cán bộ quản lý vào cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục và các cấp quản lý như UBND tỉnh và Bộ GD&ĐT.
Trước đây, việc tuyển dụng giáo viên công lập thực hiện như tuyển dụng viên chức nói chung, do ngành Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp huyện/tỉnh thực hiện.
Như vậy, trong thời gian tới chức năng tuyển dụng giáo viên các cấp được phân cấp, phân quyền mạnh hơn về cho Sở GD&ĐT các địa phương (riêng cấp mầm non do xã quyết định tuyển dụng). Đây có thể coi là một trong những quyết định đột phá của ngành Giáo dục, kỳ vọng giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ ở các địa phương và sử dụng đúng nhân tài cho các trường học.
News
“Sống thế này nhục nhã quá”: Đi 5.000km về quê, tới nhà thấy cảnh mẹ làm trong phòng ngủ, tôi bắt xe trở ngược lại thành phố
Có những gia đình còn cả cha lẫn mẹ, các thành viên không thiếu một ai nhưng chẳng biết đến…
Cập nhật giá vàng chiều nay 4/7: vừa gieo hy vọng rồi lại dập tắt; còn gì nữa đâu mà khóc với sầu
Chiều nay (4-7), giá vàng giảm mạnh ở hầu hết các thương hiệu. Chiều nay, giá vàng được niêm yết cụ thể…
Trời ơi, thương bà con Nghệ An quá: Bao nhiêu của cải thế này coi như mất sạch rồi còn đâu
Trận mưa lớn khiến nước tràn vào chuồng, hệ thống điện rò rỉ làm 70 con lợn nặng 80-100kg của…
Nước tương, giấm ăn bếp nhà nào cũng có ai ngờ lại từ nguyên liệu thế này, quá kinhkhung
Cảnh sát cho biết đường dây sản xuất hàng kém chất lượng này có sự tham gia của cả một…
Chia buồn với 5 nhóm cán bộ công chức, viên chức bị tinh giản biên chế kể từ 2025
Trong năm 2025, sẽ có 5 nhóm cán bộ công chức, viên chức thuộc nhóm tinh giản biên chế, người…
Trời ơi, mùa hè rồi ai cũng uống đá cho mát mà có ngờ đâu lại kinhkhung thế này, benh từ đây mà ra chứ đâu nữa
Mạng lưới tiêu thụ nước đá không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Phú Thọ đang lan…
End of content
No more pages to load