Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, sẽ ứng dụng công nghệ, phân tích dữ liệu và mức độ hoàn thành KPI để đánh giá cán bộ, công chức.
Đó là ý kiến của Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà tại thảo luận tại tổ ở Quốc hội diễn ra chiều 7/5 về dự án Luật Cán bộ công chức (sửa đổi).
Bà Trà cho biết, công chức sẽ được xếp loại theo bốn mức: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ.
“Quá trình đánh giá dựa trên kết quả, sản phẩm công việc theo vị trí đảm nhiệm, mức độ đáp ứng yêu cầu và đạo đức công vụ. Sau khi Quốc hội thông qua dự thảo luật, Bộ Nội vụ sẽ tham mưu Chính phủ ban hành nghị định riêng về việc đánh giá công chức”, bà Trà nói.
Bộ trưởng Nội vụ khẳng định việc đánh giá cán bộ, công chức sẽ thay đổi căn bản theo hướng định lượng, dựa trên vị trí việc làm và chỉ số hiệu quả công việc (Key Perfomance Indicator – KPI), thay cho cách đánh giá cảm tính, chung chung như hiện nay.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.
“Khi áp dụng phương pháp mới, việc đánh giá trở nên rất đơn giản. Công chức làm gì, hoàn thành như thế nào, bao nhiêu sản phẩm – tất cả đều được lượng hóa và dùng làm dữ liệu đầu vào. Đây là thước đo rõ ràng, minh bạch”, bà Trà cho biết.
Theo bà Trà, việc đổi mới phương thức đánh giá nhằm xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”. Vào biên chế sẽ không đồng nghĩa với việc “ngồi chắc, không ra”.
“Muốn vậy, cần hai công cụ chính là đánh giá theo vị trí việc làm và áp dụng cơ chế hợp đồng đối với chuyên gia, nhà khoa học và các chức danh đặc thù khác. Cơ chế hợp đồng cũng là cách làm phổ biến ở nhiều nước tiên tiến. Họ không duy trì biên chế cứng như ta mà linh hoạt trong tuyển dụng, quản lý và đánh giá”, bà Trà nói.
Theo dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, kết quả đánh giá sẽ được lưu vào hồ sơ, thông báo đến cá nhân và công khai trong đơn vị công tác. Đây là căn cứ để sử dụng, bố trí, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức. Mục tiêu là sàng lọc, loại bỏ những người không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Trường hợp công chức bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ, cơ quan quản lý có thể điều chuyển sang vị trí có yêu cầu thấp hơn hoặc cho thôi việc. Nếu hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ, công chức sẽ bị buộc thôi việc.
So với quy định hiện hành, đây là bước thay đổi đáng kể. Hiện nay, công chức chỉ bị cho thôi việc sau hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ; đối với công chức lãnh đạo, nếu không hoàn thành hai năm trong một nhiệm kỳ sẽ bị bố trí lại công việc khác hoặc không được bổ nhiệm lại.
Trước đó, đại biểu Nguyễn Văn Thân (Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam) từng đề xuất áp dụng KPI và đánh giá định kỳ cán bộ, công chức theo chu kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc một năm.
“Những người hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sẽ được tặng bằng khen, tặng thưởng theo cấp bậc khác nhau, thậm chí được cả đề bạt, thăng chức”, đại biểu Thân nêu ý kiến.
News
Từ ngày 1/7/2025, tham gia BHXH từ 10 đến trên 14 năm có cơ hội nhận lương hưu
Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, trong đó có quy định giảm thời…
Hướng dẫn cập nhật số định danh thành mã số thuế
Từ ngày 1/7/2025, số định danh cá nhân chính thức thay thế mã số thuế đối với cá nhân, hộ…
Từ 1-7, khám chữa bệnh trái tuyến, khám bệnh từ xa được bảo hiểm y tế chi trả như thế nào?
Từ ngày 1-7, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi chính thức có hiệu lực, có nhiều thay đổi lớn…
Từ 1/7, hàng loạt tài khoản ngân hàng sẽ bị ngừng giao dịch: Những ai sẽ bị dừng rút tiền, chuyển tiền?
Kể từ ngày 1/7/2025, một số lượng lớn các tài khoản ngân hàng sẽ đối mặt với việc bị tạm…
Câp nhật giá vàng chiều 1/7: Quá s-ố-c; mới đầu tháng đã lập luôn kỷ lục
Giá vàng chiều nay (1-7) bất ngờ tăng mạnh đối với vàng miếng SJC khi tăng hơn 1 triệu đồng/lượng,…
Hôm nay, 1/7: Giá xăng đồng loạt giảm vì một lý do chưa từng có
Thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2%, giá xăng sẽ được điều chỉnh giảm từ 0h00 ngày…
End of content
No more pages to load