Căn phòng của người phụ nữ tên Mai Anh nằm ở vị trí tách biệt, được bố trí riêng, có khóa riêng, không ghép chung với bất kỳ bệnh nhân nào.
Trong khu nhà vốn dành cho bệnh nhân bắt buộc chữa bệnh tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương – nơi lẽ ra phải khép kín, nghiêm ngặt với quy trình kiểm soát gắt gao – lại tồn tại một “ốc đảo” đặc biệt dành cho Nguyễn Thị Mai Anh, người phụ nữ đóng vai trò trung gian móc nối chạy án, hiện bị khởi tố với hàng loạt tội danh.
Phòng của Mai Anh nằm biệt lập cuối dãy buồng bệnh thường. Để vào được căn phòng này phải men qua hành lang hẹp giữa tường cũ và cửa sổ chấn song. Bên trong là căn phòng không biển tên, không biển cảnh báo, không dấu hiệu cách ly y tế. Không gian im ắng, tách biệt hẳn so với các buồng bệnh xung quanh.
Căn phòng riêng biệt có tủ đồ, điều hòa, quạt trần, tủ lạnh, bàn trà phục vụ những cuộc “ăn chơi mini” ngay trong viện.
Góc phòng, chiếc tủ nhựa bung ngăn, chứa đầy vỏ thuốc, thực phẩm chức năng, đồ cá nhân lộn xộn. Bên cạnh là bàn gỗ bày biện đủ loại vật dụng phục vụ ăn chơi như ấm nước, hộp đồ mỹ phẩm, bình trà, lọ nhựa, khay đựng trà và thuốc, vỏ hộp thực phẩm chức năng.
Sàn nhà gỗ phủ kín rác.
Chiếc giường y tế bằng inox rộng được phủ chăn, gối, kèm vài bộ quần áo để vương vãi. Không có dấu hiệu của bệnh nhân đang điều trị nghiêm túc. Nơi này giống một không gian được “mua” để phục vụ lối sống xa rời pháp luật.
Trong phòng còn có cả tủ lạnh lớn, tủ đựng đồ như trong nhà ở, với các ngăn mở để lộ hàng loạt lọ chai, mỹ phẩm, thuốc men. Đồ dùng cá nhân được bày biện ngăn nắp, không khác gì không gian sống của một người khỏe mạnh. Tất cả cho thấy đây không phải phòng điều trị tâm thần, mà là nơi trú ẩn xa hoa của một kẻ phạm tội.
Chiều 23/6, Công an TP Hà Nội công bố vụ án liên quan tới 36 lãnh đạo, cán bộ Viện Pháp y tâm thần Trung ương bị khởi tố do nhận hối lộ, tổ chức sử dụng ma túy, môi giới hối lộ và lợi dụng chức vụ quyền hạn. Trong số này có Viện trưởng Trần Văn Trường và Phó viện trưởng Lâm Văn Thành.
Cơ quan điều tra xác định từ năm 2016, Nguyễn Thị Mai Anh – đối tượng phạm nhiều tội danh và đang trong diện bắt buộc chữa bệnh, cấu kết với nhiều cán bộ trong viện để “chạy” kết luận tâm thần cho bản thân và các bị can khác, qua đó thoát tội. Mai Anh cùng chồng nhiều lần hối lộ để được ra ngoài, sử dụng ma túy, đi du lịch, thậm chí mời cả nhân viên viện đi cùng.
Mai Anh còn đóng vai trò trung gian, nhận tiền từ gia đình các bị can để dàn xếp kết luận giám định tâm thần sai lệch, giúp nhiều người thoát truy cứu hình sự, hưởng lợi hàng tỷ đồng. Đổi lại, các cán bộ nhận tiền để viết sai tình trạng bệnh, làm sai lệch hồ sơ giám định.
News
Tinh vi cỡ này: Những điều không thể t:.ệ hơn từ vụ sữa giả Hiup và vụ Ofood
Theo Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, thủ đoạn của các đối tượng sản xuất sữa giả, thực phẩm giả rất…
Trì hoãn đăng ký, nhiều người ngã ngửa khi phí ra biển ô tô tăng lên 20 lần
Lệ phí đăng ký ô tô dưới 9 chỗ lần đầu với người dân tỉnh Bình Dương và Bà Rịa…
Tháng 10 này, tất cả những người bán hàng online sẽ phải thay đổi vì một điều mới
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, Luật Thương mại điện tử dự kiến được trình Quốc hội vào tháng 10…
Hôm nay 4/7: Công bố điểm chuẩn vào 10, phụ huynh học sinh cần chú ý điều sau
Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10 vào hôm nay (4/7). Theo kế…
Kiểm tra ngay các dấu hiệu âm thầm của ungthu thận dưới đây mà cả người gi:.à lẫn trẻ đều có ng:.uy cơ bị
Ung thư thận nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao nhưng tiến triển âm thầm, dễ khiến người bệnh chủ…
Giá xăng giảm hơn 1.200 đồng/lít, có thể sẽ kéo dài tới tận lúc này
Trong kỳ điều chỉnh ngày 3/7, giá xăng dầu giảm mạnh. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng…
End of content
No more pages to load