Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là một cách để bảo vệ bản thân và gia đình khi gặp khó khăn về thu nhập hoặc sức khỏe.
Một trong những điểm có lợi theo quy định mới là người không đủ điều kiện nhận lương hưu nhưng đã đủ 15 năm đóng BHXH, sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng, thay vì chỉ được nhận BHXH một lần như trước. Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là một cách để bảo vệ bản thân và gia đình khi gặp khó khăn về thu nhập hoặc sức khỏe.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia bảo hiểm được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với tài chính và thu nhập của mình.
Chế độ BHXH tự nguyện giúp người tham gia có quyền lợi về hưu trí và tử tuất khi không còn khả năng lao động.
Quyền lợi của người tham gia BHXH tự nguyện
Từ 1/7/2025, người tham gia BHXH tự nguyện có thể linh hoạt lựa chọn, thay đổi mức thu nhập và phương thức đóng, theo quy định mới tại Nghị định 159/2025/NĐ-CP.
Ảnh minh họa
Theo Điều 4 Nghị định 159, người tham gia BHXH tự nguyện có thể tăng hoặc giảm mức thu nhập làm căn cứ đóng bằng cách nộp tờ khai điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Việc thay đổi phương thức đóng, mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện sau khi người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã hoàn thành xong phương thức đóng, mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đã chọn trước đó.
Căn cứ Điều 6, Điều 8 Nghị định 159 người tham gia BHXH tự nguyện được lựa chọn phương thức đóng linh hoạt, có thể chọn:
Đóng hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần;
Đóng một lần cho nhiều năm về sau (tối đa 5 năm);
Đóng một lần cho những năm còn thiếu nếu đủ điều kiện về tuổi.
Trước 01/7/2025, theo Nghị định 134/2015/NĐ-CP chưa quy định rõ về nộp tờ khai khi có nhu cầu thay đổi mức đóng.
Được hoàn trả tiền BHXH tự nguyện nếu chuyển sang BHXH bắt buộc hoặc nghỉ hưu
Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 159/2025/NĐ-CP, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 36 của Luật Bảo hiểm xã hội mà trong thời gian đó thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó:
– Thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
– Hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 102 của Luật Bảo hiểm xã hội;
– Chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết;
– Đủ điều kiện và có đề nghị được giải quyết hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 98 hoặc khoản 9 Điều 141 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Nghị định 134/2015/NĐ-CP trước đó không quy định rõ nội dung hoàn trả khi chuyển hình thức BHXH hoặc nghỉ hưu sớm. Dẫn đến trường hợp người dân phải làm nhiều thủ tục để xin bảo lưu hoặc tính lại.
News
Giá vàng tối nay 3/7: đầu tháng ai không mua giờ hối không kịp; giá này thì lãi đậm
Giá vàng miếng SJC hôm nay ở thị trường trong nước ngày 3-7 đã tăng 200.000 – 300.000 đồng/lượng, tiến…
s-ố-c: xăng lại tiếp tục giảm sâu quá bà con ơi, ai chưa đổ tranh thủ hô đầy bình đi
Cơ quan điều hành giá vừa hạ giá tất cả các mặt hàng xăng dầu bán lẻ, áp dụng từ…
Từ tháng này các chủ hộ kinh doanh phải tham gia BHXH bắt buộc, mức cao nhất khiến nhiều người
Từ ngày 1/7, chủ hộ kinh doanh sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc…
Cập nhật giá vàng chiều 3/7: tiến sát mốc 121 triệu đồng/lượng rồi bà con ơi
Giá vàng miếng SJC hôm nay ở thị trường trong nước ngày 3-7 đã tăng 200.000 – 300.000 đồng/lượng, tiến…
Trời ơi, thamkhoc quá: chìm phà chở 65 người, 43 người mất tích
Phà chở 65 người bị chìm gần đảo Bali, Indonesia, lực lượng cứu hộ chạy đua tìm kiếm 43 người…
Từ 1.1.2026, lương nhà giáo tăng mạnh, được hưởng nhiều quyền lợi đột phá
Điểm nhấn lớn nhất của Luật Nhà giáo là chính sách ưu tiên xếp lương cao nhất trong hệ thống…
End of content
No more pages to load