Trước phiên họp thứ 2, lương tối thiểu được đại diện người lao động đề xuất tăng 9,2%, từ 1/1/2026.

Sáng nay (11/7), Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ họp phiên thứ hai về phương án lương tối thiểu vùng năm 2026.

Kết thúc phiên họp thứ nhất (sáng 26/6), đại diện người lao động đề xuất 2 mức tăng lương tối thiểu là 8,3% và 9,2%. Trong khi đó, đại diện người sử dụng lao động chỉ muốn điều chỉnh 3-5%. Cả hai bên đều thống nhất mốc điều chỉnh tiền lương này từ 1/1/2026.

Với 2 phương án đề xuất của mình, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra căn cứ từ Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp; Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 “Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội”.

Đồng thời, tổ chức công đoàn cũng bám sát các yếu tố được nêu tại khoản 3, Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 là mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp – để xác định mức lương tối thiểu của người lao động.

Về căn cứ tình hình phát triển kinh tế – xã hội, Tổng Liên đoàn cho biết, năm 2024, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,09%. Năm 2025, Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên và giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát…

Bên cạnh đó, năng suất lao động năm 2024 tăng 5,88% so với năm 2023, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao. Mục tiêu của chiến lược tăng năng suất lao động đến năm 2030 của Việt Nam là đạt trên 6,5%/năm.

Dẫn chỉ số giá tiêu dùng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, Quốc hội đã thông qua mục tiêu kiểm soát lạm phát, tốc độ tăng CPI bình quân năm nay khoảng 4,5%.

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, từ những căn cứ trên, cần thiết phải xây dựng chính sách tiền lương hợp lý, đảm bảo người lao động có đủ thu nhập để trang trải cuộc sống và có tích lũy.

Về phía đại diện người sử dụng lao động, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia cho biết, mức đề xuất điều chỉnh từ 3% đến 5%.

“Mức này là vừa phải, nhằm tăng cường dư địa để doanh nghiệp có khả năng thích ứng, có điều kiện khen thưởng người lao động mẫn cán, đặc biệt là triển khai hiệu quả Nghị quyết 57 về tăng năng suất lao động và đổi mới sáng tạo”, ông nói.

Ông Phòng nhấn mạnh, việc quyết định mức tăng cụ thể cần tiếp tục thương lượng trong hội đồng và hiện chưa có văn bản chính thức. Vị này thông tin thêm, Bộ phận kỹ thuật của hội đồng cũng đề xuất mức tăng lương tối thiểu từ 6,5% đến 7%. Như vậy, các mức đề xuất tăng lương của 3 bên đưa ra đều thấy