Những chức danh không còn sau sáp nhập xã sẽ tùy thuộc vào quy định của từng địa phương.
Ngày 14/4, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Theo đó, cấp xã sau sắp xếp sẽ rộng hơn về diện tích, được mở rộng về quyền hạn khi tiếp nhận toàn bộ nhiệm vụ từ cấp huyện và thêm phân cấp, phân quyền từ cấp tỉnh.
Do đó, Chính phủ dự kiến kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã kể từ ngày 1/8/2025.
Số cán bộ không chuyên trách sẽ được chính quyền địa phương xem xét, sắp xếp công tác tại thôn, tổ dân phố nếu đáp ứng đủ điều kiện. Những người không thể bố trí công tác thì thực hiện chính sách nghỉ việc.
Theo Nghị định 33/2023/NĐ-CP của Chính phủ về chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, số lượng cán bộ không chuyên trách cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể: loại 1 là 14 người; loại 2 là 12 người; loại 3 là 10 người.
Theo Nghị định 33 của Chính phủ thì chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã sẽ do UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định dựa trên căn cứ vào quỹ phụ cấp được ngân sách Trung ương khoán cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố; nguồn kinh phí ngân sách chi cho cải cách chính sách tiền lương của địa phương; các quy định của pháp luật có liên quan và đặc thù của từng cấp xã, từng thôn, tổ dân phố.
Chẳng hạn, tại TP Hồ Chí Minh, theo Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐND quy định các chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại thành phố bao gồm: Văn phòng Đảng ủy; phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy; thường trực Khối vận; Tuyên giáo; phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam; phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; phó bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; phó chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam; chủ tịch Hội Người cao tuổi; chủ tịch Hội Chữ thập đỏ; phó chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự; bình đẳng giới – trẻ em; công nghệ thông tin; dân số – kế hoạch hóa gia đình; lao động – thương binh và xã hội; phụ trách kinh tế; thủ quỹ – văn thư – lưu trữ.
Trong khi đó tại Hà Nội, theo Nghị quyết 18/2023/NQ-HĐND, TP Hà Nội có 10 chức danh người hoạt động không chuyên trách, gồm: Văn phòng Đảng ủy cấp xã; phụ trách công tác truyền thanh cấp xã; phó chỉ huy trưởng quân sự; phó Chủ tịch MTTQ; phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh; phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; phó chủ tịch Hội Nông dân; phó bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; chủ tịch Hội Người cao tuổi; chủ tịch Hội Chữ thập đỏ ở xã.
Như vậy, những chức danh không còn sau sáp nhập xã sẽ tùy thuộc vào quy định của từng địa phương.
Định hướng sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã mới ra sao?
Theo Công văn 03/CV-BCĐ định hướng một số nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính, cán bộ công chức viên chức, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, có nêu rõ về định hướng sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã mới cụ thể như sau:
– Căn cứ vào điều kiện thực tiễn và tiêu chuẩn, năng lực cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện và cán bộ, công chức của cấp xã hiện nay, ban thường vụ, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã mới theo phân cấp quản lý.
– Cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện và cấp xã khi được bố trí vào các chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý tại đơn vị hành chính cấp xã mới tiếp tục giữ phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng trong thời gian 6 tháng kể từ ngày có quyết định; sau đó thực hiện theo quy định mới của Chính phủ. Trường hợp công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại đơn vị hành chánh cấp xã mới thì tạm thời chưa áp dụng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo và sẽ thực hiện khi có quy định của Chính phủ về hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý đó.
News
Quy định mới nhất về chế độ tiền lương và thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức – quá
Quốc hội vừa thông qua Luật Cán bộ, công chức với nhiều quy định mới quan trọng, trong đó có…
Điều gì sẽ xảy ra với c-ơ t-hể nếu uống nước đậu đen rang gừng 7 ngày liên tiếp?
Nước đậu đen rang gừng giúp giảm cân, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ xương khớp, tốt cho người tiểu…
Bác sĩ tiết lộ trên m”’u bàn tay của người sống thọ hiện rõ 4 điểm này, kiểm tra ngay xem có không – nếu bạn có thì xin chúc mừng
Theo y học, nhìn bàn tay của một người sống thọ thường có những dấu hiệu sau. Nếu bạn cũng…
Rau ngót rất ngon và bổ, nhưng đây là những người có thèm đến mấy cũng không nên ăn rau ngót
Rau ngót là loại rau quen thuộc được nhiều người yêu thích, tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải…
Lá nhãn có uống được không – quá b-ất n-gờ với câu trả lời
Lá nhãn có uống được không là thắc mắc của rất nhiều người. Cây nhãn là loại cây quen thuộc…
Tình cờ gặp vợ cũ khi đưa vợ mới đi khám thai, tôi ngã quỵ khi thấy thứ trên tay cô ấy
Nhìn kỹ, đó chính là Mai, vợ cũ của tôi. Cô ấy gầy hơn xưa, tóc buộc gọn sau gáy….
End of content
No more pages to load