Từ năm 2017, Hà Nội đặt ra lộ trình cấm xe máy trong vành đai 1 và đã xây dựng nhiều đề án, nhưng đến nay chưa thể thực hiện vì nhiều lý do.
Ngày 12/7, trong Chỉ thị 20 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Hà Nội triển khai các giải pháp để tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện, bảo đảm đến ngày 1/7/2026 không còn xe môtô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu) lưu thông trong vành đai 1.
Từ ngày 1/1/2028, ngoài cấm xe môtô, xe gắn máy chạy xăng dầu, ôtô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng bị hạn chế trong vành đai 1 và 2; đến năm 2030 áp dụng với toàn bộ phương tiện cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong phạm vi vành đai 3.

Phương tiện xe máy chạy xăng lưu thông trên phố Hàng Đào (trong vành đai 1). Ảnh: Giang Huy
Thực tế từ năm 2017, trước vấn nạn ô nhiễm không khí và ùn tắc giao thông, Hà Nội đã đặt ra lộ trình từng bước hạn chế hoạt động của xe máy ở một số khu vực và dừng hoạt động xe máy ở các quận cũ vào năm 2030 (Nghị quyết số 04 được HĐND TP Hà Nội thông qua ngày 4/7/2017).
Thực hiện Nghị quyết, thành phố đã giao các đơn vị chuyên môn xây dựng đề án liên quan. Trong đó có đề án “Phân vùng hạn chế xe máy, năng lực phục vụ của hệ thống vận tải công cộng tiến tới dừng hoạt động xe máy ở các quận vào năm 2030” do Sở Giao thông Vận tải (nay là Sở Xây dựng) và Viện chiến lược phát triển giao thông (Bộ Xây dựng) thực hiện.
Đề án đưa ra hai phương án phân vùng hạn chế xe máy. Thứ nhất là hạn chế xe máy theo quận (12 quận và 5 huyện chuẩn bị lên quận). Tuy nhiên, phương án này được cho có nhiều hạn chế, như: công tác tổ chức giao thông sẽ khó khăn vì không có vành đai kỹ thuật đảm bảo đủ điều kiện; khó xây dựng bãi đỗ xe, điểm trung chuyển để kết nối.
Phương án thứ hai là hạn chế xe máy theo vành đai. Viện Chiến lược giao thông cho hay trong 5 vành đai được Hà Nội xây dựng đến năm 2030, vành đai 3 đạt đầy đủ chỉ tiêu để hạn chế xe máy do là vành đai khép kín, mặt cắt ngang rộng, quy mô 8-10 làn xe, trên tuyến có một số đoạn cao tốc đô thị đảm bảo khả năng phân luồng lưu thông. Vành đai 3 có quỹ đất dự phòng lớn, thuận tiện xây dựng điểm đỗ xe, điểm trung chuyển, trạm dừng nghỉ hơn vành đai 2 vốn đã chật chội.

Ô nhiễm không khí ở khu vực Trung Hòa hồi đầu năm 2025. Ảnh: Thanh Hải
Trong những năm đầu thực hiện chủ trương hạn chế tiến tới cấm xe máy, lãnh đạo thành phố và Sở Giao thông Vận tải đều bày tỏ quyết tâm hoàn thành mục tiêu này trước năm 2030. Nguyên Giám đốc Sở Giao thông vận tải Vũ Văn Viện tại cuộc làm việc với Bí thư Thành ủy Hà Nội ngày 9/3/2019 nêu quan điểm “cấm được xe máy càng sớm càng tốt”.
Hai tháng sau, phát biểu trong hội nghị đối thoại với công nhân, Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung nói “nếu điều kiện phát triển giao thông công cộng tốt lên, thành phố có thể đẩy nhanh tiến độ cấm xe máy trước năm 2030”.
Quyết tâm của lãnh đạo thành phố vẫn chưa thể thúc đẩy được chính sách. Cuối năm 2021, UBND TP Hà Nội gửi HĐND cùng cấp tờ trình về Chương trình mục tiêu giảm ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông giai đoạn 2021-2025. Theo đó, những năm tới thành phố tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thủ tục để phê duyệt đề án về phân vùng hạn chế hoạt động xe máy và tiến tới dừng hoạt động l
News
Hành trình trở thành “Ngọc nữ màn ảnh” của nghệ sỹ này
Với vẻ đẹp đậm chất Á Đông, NSND Như Quỳnh đã từng “đánh gục” nhiều đạo diễn nước ngoài để…
Cuộc sống hiện tại của những huyền thoại về Đội nữ lái xe Trường Sơn
Huyền thoại về Đội nữ lái xe Trường Sơn Bà Vân (ngoài cùng bên phải) tham dự chương trình Ký…
Nữ lái xe Trường Sơn năm xưa nhét 2kg sỏi vào người, trốn gia đình ra trận… Ai còn nhớ tới cô gái này
Từ thanh niên xung phong trở thành nữ lái xe Trường Sơn, bà Quy từng chứng kiến đồng đội ngã…
Ba bước đăng ký cấp sổ đỏ lần đầu ở cấp xã… Người dân đặc biệt lưu ý phải có 1 giấy tờ này
Người dân chủ yếu sẽ chuẩn bị giấy tờ liên quan ở bước một, chính quyền cấp xã sẽ thực…
Chánh tòa ở Kiên Giang ‘vòi’ đương sự 2,5 tỷ đồng như thế nào
Bà Nguyễn Thị Cẩm Thu bị xác định khi là Chánh tòa Hành chính đã nhiều lần đề nghị đương…
Cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội bị tr::uy t::ố vì nhận ‘tiền cảm ơn’ của doanh nghiệp. Vậy là đã rõ
Ông Phạm Thái Hà, cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cựu trợ lý của nguyên Chủ tịch Quốc…
End of content
No more pages to load