Theo mô hình tổ chức bộ máy mới, Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức, hoạt động ở 3 cấp là Trung ương, cấp tỉnh và cấp cơ sở.
Để đảm bảo đúng quy định và thực tiễn triển khai nhiệm vụ, Bảo hiểm xã hộiViệt Nam đổi tên gọi bảo hiểm xã hội khu vực thành bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong thời gian chờ cấp có thẩm quyền sắp xếp, tổ chức lại bảo hiểm xã hội cơ sở (từ nay đến trước 30/9), thay đổi tên gọi bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã thành Bảo hiểm xã hội cơ sở nhằm bảo đảm tính hệ thống, phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp.
Đó là nội dung chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại Công văn số 1521/BHXH-TCCB về việc triển khai thực hiện Quyết định số 2286/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 391/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Sau khi thực hiện thay đổi tên gọi của Bảo hiểm xã hội khu vực, cả nước có 34 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trụ sở chính của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh đặt tại Trung tâm chính trị – hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Để bộ máy hoạt động phù hợp với tên gọi mới, Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu Bảo hiểm xã hội các khu vực cần triển khai ngay việc thực hiện thủ tục thay đổi con dấu và thông báo thay đổi tên gọi thành Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Các đơn vị cần chủ động, đảm bảo tốt nhất các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ thông tin, thay đổi chứng thư số chủ tài khoản, kế toán trưởng theo pháp nhân mới phục vụ hoạt động của đơn vị trước và sau khi đổi tên nhằm bảo đảm vận hành thông suốt, ổn định, không gián đoạn việc phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Bảo hiểm xã hội cơ sở thuộc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh thực hiện quản lý trên địa bàn một số xã, phường, đặc khu và không có tổ chức bộ máy bên trong.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh chủ động triển khai thủ tục thay đổi con dấu và thông báo thay đổi tên gọi đối với Bảo hiểm xã hội cơ sở sau khi cơ quan này ban hành văn bản chính thức về việc thay đổi tên gọi theo quy định.
Đồng thời, đề xuất phương án sắp xếp Bảo hiểm xã hội cơ sở tại Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh đảm bảo cơ cấu, phạm vi quản lý hài hòa theo đặc điểm vùng miền và các tiêu chí về diện tích tự nhiên; quy mô dân số; quy mô quản lý người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN; quy mô thu, chi BHXH, BHTN, BHYT; đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí về cơ sở vật chất.
Để bộ máy tổ chức hoạt động từ Trung ương đến cơ sở vận hành thông suốt, liên tục, không làm gián đoạn công tác phục vụ người tham gia, thụ hưởng chính sách, Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu các đơn vị trực thuộc rà soát, tham mưu về việc ban hành quy trình nghiệp vụ, phân cấp quản lý; phân quyền ứng dụng công nghệ thông tin gắn với chuyển đổi số đảm bảo việc tổ chức, hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở 3 cấp (Trung ương, cấp tỉnh, cấp cơ sở) theo mô hình tổ chức bộ máy mới.
News
Điểm thi tốt nghiệp THPT 2025: Số điểm 10 tăng v//ọt… danh sách
Cả nước có hơn 15.331 điểm 10 ở 12 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Chiều 15/7, Bộ GD&ĐT…
NSND Mỹ Uyên lên tiếng về bức ảnh kh::óa m::ôi bạn đ//ồng g//iới gây xôn xao cõi mạng
Bức ảnh NSND Mỹ Uyên khóa môi bạn đồng giới trong ngày sinh nhật gây xôn xao cõi mạng. Trong…
Sự ra đi của nữ ca sĩ này khiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp và khán giả t:::iếc th:ương.
Ca sĩ Kiều Nga qua đời sau đột quỵ Thông tin nữ ca sĩ Kiều Nga – em gái danh…
Giám đốc Công an Hà Nội cho biết: Hà Nội sắp tới không cần cảnh sát giao thông nữa
Trung tướng Nguyễn Thanh Tùng – giám đốc Công an Hà Nội – cho biết khi triển khai đầy đủ…
“Nữ hoàng dancesport” Khánh Thi nói luôn thấy thiếu tiền vì chuyện này
“Nữ hoàng dancesport” Khánh Thi nói luôn thấy thiếu tiền, bán hàng online kiếm thêm thu nhập vì phải trang…
Chủ tịch Hà Nội: Không thể vì lợi ích một số người đi xe máy cũ n::át mà ảnh hưởng hàng triệu dân
“Không thể vì lợi ích của một số người đi xe máy cũ nát mà ảnh hưởng tới sức khỏe…
End of content
No more pages to load