Từng lo lắng vì hồ sơ thiếu yếu tố quốc tế, chưa đi trao đổi ở nước ngoài, Hạnh Nguyên vờ òa vì trúng tuyển Đại học Oxford.
Phí Hạnh Nguyên, 22 tuổi, là sinh viên ngành Sư phạm Tiếng Anh, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng. Đầu tháng 5, Nguyên trúng tuyển học bổng toàn phần của Đại học Oxford trị giá gần 60.000 bảng (hơn 2,1 tỷ đồng), gồm toàn bộ học phí và sinh hoạt phí cho một năm học thạc sĩ ngành Giáo dục, chuyên ngành Đổi mới công nghệ và xã hội.
Oxford là đại học lâu đời nhất nước Anh, 9 năm liên tiếp ở vị trí số 1 trên bảng xếp hạng thế giới của Times Higher Education. Hạnh Nguyên nói tự hào khi nhận học bổng, bởi đây là thành quả của một hành trình với nhiều nỗ lực và thử thách.

Phí Hạnh Nguyên. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hạnh Nguyên nghĩ tới du học thạc sĩ từ tháng 3/2024, khi đang học cuối năm thứ ba. Nữ sinh xác định Anh là điểm đến, vì yêu thích văn hóa nước này từ khi còn là học sinh chuyên Anh, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.
Trong nửa năm, Nguyên tìm hiểu nhiều trường, nhưng không dám chọn Oxford vì nghĩ không đủ sức. Cho tới khi tình cờ đọc được bài chia sẻ của một cựu sinh viên Việt Nam ở đây, kể hành trình vượt qua giới hạn bản thân để có mặt tại ngôi trường top 1 thế giới, Nguyên được truyền cảm hứng.
“Tại sao mình không thử?”, Nguyên tự động viên bản thân.
Trong thư động lực, Nguyên kể về niềm yêu thích giảng dạy từ những ngày còn học mẫu giáo. Khi đó, em dùng búp bê, giả làm học sinh, còn mình là giáo viên đứng lớp. Ước mơ trở thành giáo viên đưa Nguyên tới ngành Sư phạm.
Quá trình tham gia hoạt động của trường và ở địa phương, Nguyên thấy nhiều trẻ em ham học nhưng thiệt thòi, không được học hành đầy đủ. Vì vậy, cô mong có thể dùng công nghệ để giúp học sinh khó khăn tiếp cận giáo dục tiên tiến.
“Mình chọn chuyên ngành Đổi mới công nghệ và xã hội không chỉ vì xu hướng, mà tin rằng công nghệ là chìa khóa để thu hẹp khoảng cách trong giáo dục”, Nguyên lý giải.
Về giải thưởng và thành tích ngoại khóa, Nguyên là sinh viên duy nhất trong Hội đồng trường Đại học Ngoại ngữ, cùng với lãnh đạo thành phố và ban giám hiệu. Nguyên còn đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp thành phố và cấp trung ương.
Nguyên cho rằng hai thành tích này là một điểm nhấn của hồ sơ, giúp cô thể hiện khả năng học tập, lãnh đạo, cùng sự tín nhiệm của thầy cô với mình.
Hồ sơ còn yêu cầu ứng viên nộp hai bài viết khoa học với dung lượng khoảng 2.000 từ một bài, bàn về một vấn đề liên quan tới ngành muốn ứng tuyển. Nguyên cho biết bài này có thể viết mới, hoặc trích từ các nghiên cứu đã có rồi bàn luận.
Nguyên tham gia nghiên cứu khoa học từ năm thứ nhất, vì muốn rèn kỹ năng nghiên cứu. Vì thế, cô đã có một số đề tài từ năm thứ hai và ba, đưa vào hồ sơ du học.
Nghiên cứu năm thứ hai của Nguyên tìm cách giúp sinh viên tận dụng nguồn học liệu mở trực tuyến, còn đề tài thực hiện ở năm thứ ba bàn về việc dùng ChatGPT để nâng cao khả năng viết của sinh viên. Cả hai đều đạt giải cấp trường và của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra, Nguyên còn có hai nghiên cứu khác, về ảnh hưởng của việc học trực tuyến trong giai đoạn Covid-19, và tác động của việc sử dụng AI tới khả năng tư duy bậc cao.
Theo Nguyên, hồ sơ của mình có sự thống nhất giữa động lực, mục tiêu và các nghiên cứu, bởi đều liên quan tới giáo dục và công nghệ. Tuy nhiên, điều khiến cô không tự tin là quy mô nghiên cứu dừng ở mức trường hoặc cộng đồng sinh viên ở Đà Nẵng, sức tác động không quá rõ nét.
Dù vậy, cô cho rằng chúng thiết thực và sâu sát với sinh viên. Từ đó, Nguyên đã có nhiều đề xuất về quyền lợi của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ trong thời gian là thành viên của hội đồng trường, như cải tiến hệ thống tài liệu số trên thư viện.
Điểm bất lợi mà Nguyên thấy là hồ sơ của mình thiếu yếu tố quốc tế. Nguyên học chương trình đại học trong nước, không tham gia các chương trình trao đổi ở nước ngoài. Ban đầu, cô lo lắng, nhưng quá trình đánh giá lại hồ sơ giúp Nguyên có cái nhìn khác.
Tính quốc tế trong hồ sơ của Nguyên thể hiện qua các chương trình giao lưu, gặp gỡ với sinh viên nước ngoài; các hội thảo quốc tế. Gần đây, Nguyên góp mặt trong Hội nghị cấp cao ASEAN với vai trò phiên dịch viên.
“Vẫn có cơ hội quốc tế hóa, hội nhập hóa hồ sơ mà không phải ra nước ngoài”, Nguyên nói.
News
Tin vui cho người hưởng lương ngân sách: L:::ộ tín hiệu TĂNG LƯƠNG cơ sở!
Bộ trưởng Nội vụ cho biết sẽ đề xuất điều chỉnh lương cơ sở, phụ cấp chức vụ, chức danh…
Lương cơ sở 2025 có thể khác hẳn hiện nay? Bộ trưởng Nội vụ vừa h::é l::ộ điều này
Bộ trưởng Nội vụ cho biết sẽ đề xuất điều chỉnh lương cơ sở, phụ cấp chức vụ, chức danh…
Tăng lương cơ sở: Người làm nhiều có được hưởng nhiều
Bộ trưởng Nội vụ cho biết sẽ đề xuất điều chỉnh lương cơ sở, phụ cấp chức vụ, chức danh…
Sắp xếp xong bộ máy, ai sẽ được tăng lương trước? Danh sách
Bộ trưởng Nội vụ cho biết sẽ đề xuất điều chỉnh lương cơ sở, phụ cấp chức vụ, chức danh…
Sau sắp xếp bộ máy: Lương cơ sở có thể tăng mạnh
Bộ trưởng Nội vụ cho biết sẽ đề xuất điều chỉnh lương cơ sở, phụ cấp chức vụ, chức danh…
K//ỷ l/ục gần 23.000 thí sinh tr:anh suất vào trường Công an năm nay
Khoảng 23.000 thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá của Bộ Công an trong ngày 6/7, đông nhất từ…
End of content
No more pages to load