Chỉ thị mới yêu cầu Hà Nội nghiên cứu tăng lệ phí trước bạ cùng nhiều mức phí khác với phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Đây là biện pháp cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi xanh.

Hà Nội đang bước vào giai đoạn thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách trong việc quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường. Với Chỉ thị 20 ban hành ngày 12/7, Thủ tướng đã yêu cầu các cơ quan chức năng của Thủ đô nghiên cứu tăng một số mức phí với phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, trong đó có lệ phí trước bạ đăng ký lần đầu.

Tại Hà Nội, lệ phí trước bạ đăng ký lần đầu với các phương tiện cơ giới đang là: 12% với ô tô du lịch (từ 9 chỗ ngồi trở xuống), 7,2% với bán tải và 2% với xe máy. Trong đó, xe máy và mô tô mới được giảm lệ phí trước bạ từ 5% xuống 2% vào đầu tháng 7.

Giả sử trường hợp tăng lệ phí trước bạ thêm 3%, người dân Hà Nội sẽ không quá “bỡ ngỡ” với mức 5% của xe máy. Tuy nhiên, nếu lệ phí trước bạ ô tô du lịch tăng từ 12% lên 15%, chi phí lăn bánh sẽ tăng thêm hàng chục triệu đồng, tùy dòng xe.

Ví dụ, Toyota Vios G đang có giá bán lẻ đề xuất là 545 triệu đồng. Mức tăng lệ phí trước bạ từ 12% lên 15% đồng nghĩa với chi phí lăn bánh tăng thêm 16,3 triệu đồng.

Nếu đăng ký Ford Everest Titanium+ 4×4 (1,468 tỷ đồng) tại Hà Nội với mức lệ phí trước bạ 15%, chi phí lăn bánh sẽ tăng thêm 44 triệu đồng so với mức 12% hiện hành. Với các mẫu xe có giá bán khoảng 3 tỷ đồng như Mercedes-Benz GLC 300 4 Matic, chi phí lăn bánh có thể tăng thêm gần 100 triệu đồng, nếu lệ phí trước bạ tăng thêm 3%.

Không riêng lệ phí trước bạ, Chỉ thị 20 còn yêu cầu các ban ngành nghiên cứu tăng lệ phí đăng ký, cấp biển số cũng như giá dịch vụ trông giữ phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Biện pháp này đã được nhiều nước áp dụng, khi thực hiện chuyển đổi xanh.

Song song với việc hạn chế phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, Chỉ thị 20 cũng yêu cầu Hà Nội ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp phương tiện sử dụng năng lượng sạch; đồng thời hỗ trợ người dân chuyển đổi sang phương tiện xanh hoặc sử dụng phương tiện công cộng.

Theo kế hoạch, từ ngày 1/7/2026 sẽ không còn mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong khu vực Vành đai 1 của Hà Nội,