“Không thể vì lợi ích của một số người đi xe máy cũ nát mà ảnh hưởng tới sức khỏe của cả triệu người dân Thủ đô”, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.
Thông tin được Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nói tại cuộc họp với 126 xã, phường chiều 14/7 về tăng cường công tác vệ sinh môi trường (VSMT) trên địa bàn.
Theo ông Thanh, vấn đề VSMT nội hàm là vì người dân, chính quyền vì người dân. Ông Thanh yêu cầu từng xã, phường chủ động, xem xét triển khai nhiệm vụ đến từng ngõ phố, xuyên suốt là đảm bảo kỷ cương, trật tự đô thị.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh.
Người đứng đầu chính quyền Hà Nội nhấn mạnh “phải luôn luôn quan tâm đến người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau”. Đề cập đến việc người dân sử dụng xe máy cũ nát từ đã “mấy chục năm” để mưu sinh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng mưu sinh nhưng lại làm hại những người xung quanh thì không được.
“Anh chỉ lấy một đồng thôi nhưng lại bắt hàng nghìn người khác mua thuốc thì độc hay hại”, ông Thanh nói và nhấn mạnh không thể vì lợi ích của một người mà làm ảnh hưởng đến hàng triệu người khác.
“Chúng ta phải lập lại kỷ cương trật tự đô thị. Trong chỉ thị tới đây cũng sẽ nêu rõ vấn đề này, đây là nội hàm vì dân, phục vụ nhân dân. Bên cạnh hành chính công, bên cạnh chăm lo y tế, giáo dục…thì vấn đề chất lượng cuộc sống mà người dân có quyền được hưởng lợi và chúng ta có trách nhiệm thực hiện việc đó”, ông Thanh nói.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu từng xã, phường chủ động rà soát, đảm bảo vệ sinh môi trường tận từng ngõ phố, đồng thời giữ vững kỷ cương, trật tự đô thị
Ông cũng đề nghị Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) – doanh nghiệp nhà nước phải làm mẫu mực trong ngành, “làm để người khác trông vào”, chủ động, sẵn sàng xung phong, kể cả chịu thiệt thòi, để lan tỏa tinh thần vì cộng đồng: “Thực hiện vệ sinh không đơn thuần vì lợi nhuận mà phải làm bằng cả trái tim và khối óc, bằng tình cảm và kiến thức của mình”.
Các phương tiện giao thông trên địa bàn Hà Nội.
Không để lợi ích thiểu số lấn át lợi ích đa số
Còn Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong thẳng thắn chỉ rõ: Đời sống người dân Thủ đô đi lên nhưng thành phố đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, những bức xúc của người dân liên quan đến ô nhiễm môi trường là có thật.
Song, ông cũng khẳng định TP Hà Nội luôn quan tâm đến sinh kế người dân, nhưng không thể vì một bộ phận nhỏ sử dụng xe máy cũ mà gây hại đến môi trường sống của đa số.
“Chúng ta đã có một thời gian nói về việc thay thế xe máy cũ. Xe máy cũ sử dụng mấy chục năm rồi, khói mù mịt lên. Khí thải ra tất cả mọi người xung quanh đều hít phải và ảnh hưởng đến sức khỏe thì ai lo. Cho nên ở đây phải rành mạch chuyện đó”, ông Phong nhấn mạnh.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Xuân Đại cho biết, Hà Nội đã thành lập 15 tổ công tác giám sát 126 xã, phường trong công tác thu gom và xử lý rác thải.
Từ ngày 2/8, toàn thành phố Hà Nội sẽ tổ chức tổng vệ sinh vào cuối tuần, thực hiện đều đặn mỗi tuần. Hoạt động gồm quét dọn đường phố, thu dọn rác cồng kềnh, khơi thông hệ thống cống rãnh, làm sạch mặt nước sông, hồ, vệ sinh trong trường học, cơ quan công sở…
Thành phố cũng sẽ tổ chức thi đua hàng tháng tại cấp xã, hàng quý toàn thành phố để tạo nếp sống mới trong cộng đồng.
Đáng chú ý, thành phố sẽ lắp đặt và huy động 1.012 nhà vệ sinh lưu động, đồng thời vận động các cơ quan, trường học, bệnh viện, hộ dân mở cửa miễn phí khoảng 400 nhà vệ sinh công cộng, phục vụ người dân trong thời gian diễn ra sự kiện.
Về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông yêu cầu các đơn vị thu gom rác thu dọn toàn diện từ vỉa hè bên này sang bên kia, kể cả trong công viên và vườn hoa. Đối với xe phun sương dập bụi, thành phố sẽ bố trí thêm các điểm lấy nước thuận tiện và đảm bảo dùng nước sạch.
Ông Đông cũng giao các phường dọc sông Tô Lịch hoàn thành chỉnh trang, lát lại vỉa hè, đảm bảo vệ sinh và trồng thêm cây xanh trước ngày 15/8.
Hà Nội nghiên cứu hỗ trợ thu đổi 450.000 xe máy chạy xăng trong Vành đai 1
Trao đổi với báo chí, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, thành phố đang nghiên cứu cơ chế hỗ trợ chuyển đổi khoảng 450.000 xe máy chạy xăng tại khu vực Vành đai 1, nhằm triển khai Chỉ thị 20 của Thủ tướng về kiểm soát ô nhiễm không khí.
Chính sách sẽ hỗ trợ gần như toàn bộ các chi phí chuyển đổi như lệ phí trước bạ, phí đăng ký xe điện mới, dựa trên rà soát cụ thể từng nhóm đối tượng và loại xe. Thành phố sẽ trình Thành ủy, HĐND xem xét, ban hành chính sách trong thời gian tới.
Song song đó, Hà Nội đẩy mạnh phát triển giao thông xanh, tăng cường xe buýt điện cỡ nhỏ (8-12 chỗ), xe điện 4 chỗ trung chuyển nội đô tại Vành đai 1. Các tuyến đường sắt đô thị như Cát Linh – Hà Đông, Nhổn – ga Hà Nội đã kết nối khu vực này; các tuyến Hồ Tây – Hòa Lạc, Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo sẽ tiếp tục triển khai.
“Thành phố cũng sẽ bổ sung quy hoạch các trạm sạc điện tại bãi đỗ, điểm giao thông tĩnh và khu dân cư. “Hà Nội sẽ hỗ trợ tối đa, đúng đối tượng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cư dân sinh sống và làm việc trong Vành đai 1”, ông Tuấn khẳng định
News
Hành trình trở thành “Ngọc nữ màn ảnh” của nghệ sỹ này
Với vẻ đẹp đậm chất Á Đông, NSND Như Quỳnh đã từng “đánh gục” nhiều đạo diễn nước ngoài để…
Cuộc sống hiện tại của những huyền thoại về Đội nữ lái xe Trường Sơn
Huyền thoại về Đội nữ lái xe Trường Sơn Bà Vân (ngoài cùng bên phải) tham dự chương trình Ký…
Nữ lái xe Trường Sơn năm xưa nhét 2kg sỏi vào người, trốn gia đình ra trận… Ai còn nhớ tới cô gái này
Từ thanh niên xung phong trở thành nữ lái xe Trường Sơn, bà Quy từng chứng kiến đồng đội ngã…
Ba bước đăng ký cấp sổ đỏ lần đầu ở cấp xã… Người dân đặc biệt lưu ý phải có 1 giấy tờ này
Người dân chủ yếu sẽ chuẩn bị giấy tờ liên quan ở bước một, chính quyền cấp xã sẽ thực…
8 năm thực hiện chủ trương c/ấ/m xe máy ở Hà Nội …cuối cùng cũng đã thực hiện, người mừng, người lo
Từ năm 2017, Hà Nội đặt ra lộ trình cấm xe máy trong vành đai 1 và đã xây dựng…
Chánh tòa ở Kiên Giang ‘vòi’ đương sự 2,5 tỷ đồng như thế nào
Bà Nguyễn Thị Cẩm Thu bị xác định khi là Chánh tòa Hành chính đã nhiều lần đề nghị đương…
End of content
No more pages to load