Mới đây, cộng đồng mạng lan truyền thông tin diễn viên phim Biệt động Sài Gòn Thương Tín nguy kịch tại quê nhà Phan Rang. Liên lạc với nhạc sĩ Tô Hiếu, người hỗ trợ diễn viên Thương Tín để làm rõ thông tin này, PV Dân Việt đã nhận được câu trả lời của anh về tình hình sức khoẻ của nam diễn viên hiện nay: “Tôi vừa gọi về nhà Thương Tín để hỏi thăm thì được biết anh ấy vẫn bình thường. Tình trạng sức khỏe của anh vẫn như khi tôi qua thăm anh lần gần nhất. Cách đây 10 ngày, tôi có công việc ở Nha Trang nên ghé qua thăm anh, tôi cũng ngồi cùng anh vài phút để chuyện trò với anh. Hôm đó anh Thương Tín không mặc áo nên tôi không tiện chụp lại hình. Tôi cũng đang có việc bận nên chỉ hỏi thăm tình hình ăn ngủ của anh Thương Tín rồi đi luôn” .
Diễn viên Thương Tín tại quê nhà Phan Rang. Ảnh: Tô Hiếu
Chia sẻ thêm với PV Dân Việt, nhạc sĩ Tô Hiếu cho biết sau khi về quê ăn Tết từ cuối tháng 1, diễn viên Thương Tín quyết định nghe theo gia đình ở lại Phan Rang, Ninh Thuận, an dưỡng tuổi già.

Người giúp đỡ của diễn viên Thương Tín trong nhiều năm cho biết, trước đây, diễn viên Thương Tín và mẹ già được em gái sống gần nhà chăm sóc, nuôi dưỡng. Hiện em gái Thương Tín không thể làm hết được mọi việc nên em trai Thương Tín phải dọn nhà từ TP.Phan Thiết (Bình Thuận) ra Phan Rang nuôi mẹ và anh.

Chia sẻ về tình trạng sức khỏe của diễn viên Thương Tín vào 26/4, nhạc sĩ Tô Hiếu cho biết sau lần tái khám tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình (Quận 5, TPHCM) gần nhất hồi trước Tết Nguyên đán 2025, bác sĩ nói tình trạng của Thương Tín không đảm bảo để phẫu thuật. Vì vậy, nam diễn viên chấp nhận thực tế, không tiếp tục điều trị chân.

Dù nghe lời gia đình ở lại quê an dưỡng tuổi già, Thương Tín vẫn thường nhớ cuộc sống ở TP.HCM.

GliaStudio

close

Nhạc sĩ Tô Hiếu cho biết hiện Thương Tín chỉ có thể đi lại được bằng gậy 4 chân. Anh cho biết thời gian qua đã đến nhà thăm Thương Tín nhưng chỉ ở ngoài cửa phòng, không dám gặp mặt vì sợ Thương Tín lại muốn đi TP.HCM.

Diễn viên Thương Tín hiện tại sống an phận nhưng hay buồn, ủ ê. Ông ăn ít, ngủ ít, cuộc sống xoay quanh việc ra vào nhà hoặc tập đi bằng gậy 4 chân. Mối quan hệ với gia đình dễ chịu.

Tô Hiếu chia sẻ thêm sắp tới nếu thu xếp công việc ổn thỏa sẽ đưa Thương Tín đi du lịch hoặc vào TP.HCM chơi vài tháng.

“Mọi thứ trong phòng anh Tín ở nhà tôi vẫn giữ nguyên vị trí, được lau dọn mỗi ngày, sẵn sàng để anh ấy vào ở bất cứ lúc nào”, nhạc sĩ cho hay.
Thương Tín nổi tiếng với vại diễn trong phim Biệt động Sài Gòn. Ảnh: NSX
Biệt động Sài Gòn của đạo diễn Long Vân (phát hành năm 1986). Phim kể về những chiến công của đội biệt động trong kháng chiến chống Mỹ, gồm Tư Chung – trùm tình báo cùng các đồng đội Ngọc Mai, Sáu Tâm, Huyền Trang, Năm Hòa (bí danh K9). Ông Vũ Văn Nha – chủ nhiệm phim – từng cho biết sau khi ra mắt, tác phẩm thu hút hơn 10 triệu lượt khán giả ở các rạp từ Nam đến Bắc.

Diễn viên Thương Tín vào vai Sáu Tâm, người lính gan dạ, liều mình cắt ngang đoàn xe Thứ trưởng bộ Ngoại giao Mỹ để ném mìn. Theo kịch bản gốc, nhân vật sống đến hết phim, tuy nhiên, đạo diễn và biên kịch sau đó để Sáu Tâm chết vì bị đồng đội phản bội.

Thương Tín sinh năm 1956 trong một gia đình đông con ở Phan Rang (Bình Thuận).

Vì đam mê nghệ thuật cải lương từ nhỏ nên Thương Tín đã bỏ nhà theo một gánh cải lương chỉ để được vào vai “không cần thoại” khi mới 13 tuổi với mong muốn theo đoàn hát lưu diễn ở khắp nơi.

Sau đó, gia đình gửi Thương Tín vào học tại Trường Quốc gia Âm nhạc – Kịch nghệ ở Sài Gòn. Ra trường, ông đầu quân cho đoàn kịch nói Cửu Long Giang rồi đoàn Kim Cương. Tại đoàn Kim Cương, ông được đóng cặp với kỳ nữ Kim Cương và nhanh chóng trở nên nổi tiếng với những vở diễn gây ấn tượng với khán giả như: Bông hồng cài áo, Vực thẳm chiều cao, Huyền thoại mẹ… Thương Tín đã diễn tổng cộng trên 100 vai kịch, hai phần ba số đó là vai chính, vai kép độc.ần thoại” khi mới 13 tuổi với mong muốn theo đoàn hát lưu diễn ở khắp nơi.

Thành công với sân khấu cải lương, Thương Tín bắt đầu tham gia vào lĩnh vực điện ảnh và nhanh chóng được nhiều khán giả biết đến. Một số vai diễn ông thể hiện như: Vai thiếu tá Lưu Kỳ Vọng trong Ván bài lật ngửa, tướng cướp Bạch Hải Đường trong SBC, Sáu Tâm trong Biệt động Sài Gòn, Tám Thương trong Chiến trường chia nửa vầng trăng… khiến người xem nhớ mãi. Ông là một trong những diễn viên tham gia nhiều phim truyện nhựa, video nhất Việt Nam (tính đến năm 2015) với gần 200 phim.