Từ ngày 10/5, mỗi kWh điện có giá hơn 2.204,7 đồng áp dụng, theo quyết định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Tại họp báo chiều 9/5, EVN thông báo giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.103,11 đồng lên 2.204,07 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT), tương đương tăng 4,8%. Mức tăng này tương tự hồi tháng 10/2024.
Giá điện được xét thay đổi ba tháng một lần, khi chi phí đầu vào tăng từ 2% trở lên, theo Nghị định 72 của Chính phủ. Tức là, mỗi năm sẽ có 4 đợt thay đổi giá. Gần nhất giá điện được điều chỉnh vào 11/10/2024, duy trì từ đó cho đến nay. Như vậy, sau 8 tháng giá mới được thay đổi và đây là lần tăng đầu tiên trong năm nay.
Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt từ ngày 10/5:
Giá cũ (đồng/kWh)
Bậc
Mức sử dụng
Giá mới (đồng/kWh)
Tiền điện tăng (đồng/tháng)
1.893
1
0-50 kWh
1.984
4.550
1.956
2
51-100 kWh
2.050
9.250
2.271
3
101-200 kWh
2.380
20.150
2.860
4
201-300 kWh
2.998
33.950
3.197
5
301-400 kWh
3.350
49.250
3.302
6
401 kWh trở lên
3.460
65.050
Theo số liệu đánh giá của Cục Thống kê, việc điều chỉnh giá điện lần này dự kiến làm chỉ số giá tiêu dùng CPI 2025 tăng khoảng 0,09%.
Ông Võ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc EVN cho biết mức tăng lần này được cân nhắc kỹ trên cơ sở biến động chi phí đầu vào (giá than, khí cho sản xuất điện) và chi phí tiền điện phải trả của người dân, doanh nghiệp. Theo tính toán của EVN, mỗi hộ gia đình sẽ phải trả thêm 4.350-62.150 đồng một tháng.
Hộ nghèo vẫn được hỗ trợ bằng tiền tương ứng 30 kWh, tương đương 59.520 đồng một tháng. Hộ chính sách cũng được hỗ trợ tương đương, với điều kiện dùng ít hơn 50 kWh gần 56.800 đồng một tháng (chưa gồm thuế VAT). Chính sách này nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách, giúp đảm bảo an sinh xã hội.
Quyết định tăng giá lần này được đưa ra trong bối cảnh EVN vẫn lỗ lũy kế từ sản xuất kinh doanh điện. Năm ngoái, tập đoàn này cân bằng tài chính và có lợi nhuận từ mảng kinh doanh này. Song 2 năm trước đó, họ lỗ tổng cộng hơn 70.000 tỷ đồng từ bán điện. Khoản lỗ này chưa gồm 18.032 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá của hợp đồng mua bán điện treo trong 5 năm (2019-2023).
Theo kết quả kiểm tra của Bộ Công Thương công bố cuối năm 2024, tổng chi phí sản xuất 2023 của EVN là hơn 528.600 tỷ đồng. Mức này tương đương giá sản xuất 2.088,9 đồng một kWh, tăng 2,79% so với năm 2022.
Năm nay, nhu cầu sử dụng điện dự kiến tăng khoảng 12,2%, tương ứng tổng sản lượng điện toàn hệ thống thêm 33,6 tỷ kWh so với 2024. Theo ông Lâm, sản lượng điện tăng thêm chủ yếu từ nguồn giá thành cao. Cụ thể, thủy điện với giá thấp không còn nhiều dư địa, chỉ cung cấp được khoảng 25% nhu cầu. Còn lại 75% sản lượng đến từ các nguồn điện giá cao như điện than, khí, dầu, năng lượng tái tạo…
Bên cạnh đó, tỷ giá ngoại tệ diễn biến khó lường, tăng cao thời gian qua. Điều này ảnh hưởng đến chi phí khâu phát điện, vốn chiếm tỷ trọng khoảng 83% trong giá thành sản xuất điện, theo Phó tổng giám đốc EVN.
News
NSND Thu Hà mỹ nhân số 1 của màn ảnh Việt: Lấy chồng đầu không như mơ tái hôn với đại gia hơn 15 tuổi khác ngay!
Sau cuộc hôn nhân đầu trắc trở, hiện diễn viên ‘Lá ngọc cành vàng’ Thu Hà hạnh phúc bên người…
Bùi Đình Khánh xui đồng bọn chôn thứ này xuống đất khi bị công an truyna đến giờ cả nước mới biết
Công an bắt thêm ba người, thu 13 bánh heroin chôn dưới đất trong vụ án Bùi Đình Khánh buôn…
Vì sao BTV Thúy Hằng ngừng dẫn Thời Sự sau 6 năm? Khán giả yêu cầu cô được quay lại người trong cuộc nói gì!
Phạm Thúy Hằng sinh năm 1980 tại Hà Nội. Sau đó, cô chuyển vào TP.HCM sinh sống, học tập và tốt nghiệp…
Lý do Cường Đô La chọn có con với Hồ Ngọc Hà giữa muôn ngàn mỹ nhân xung quanh! Đến giờ cả nước mới hiểu
Subeo, con trai của Cường đô la và Hồ Ngọc Hà gây ấn tượng về ngoại hình điển trai như…
Thương Tín “Biệt động Sài Gòn”: Trẻ nhận cát-xê bằng vàng, về già nghèo khó
Với vai Sáu Tâm trong “Biệt động Sài Gòn”, Thương Tín gây ấn tượng với cách diễn chân thực. Sau…
Ông là nam tài tử đầu tiên của màn ảnh Việt ngoại hình đến giờ vẫn khiến các cháu phải nể, đóng toàn vai để đời
Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những…
End of content
No more pages to load