Phim truyền hình Dịu Dàng Màu Nắng thất bại thảm hại dù quy tụ dàn sao khủng, khán giả chỉ trích gay gắt vì nữ chính nhõng nhẽo và kịch bản nhàm chán.
Dịu Dàng Màu Nắng từng được kỳ vọng là cú hích mới cho dòng phim truyền hình gia đình trong khung giờ vàng của VTV. Với dàn diễn viên danh giá trải dài từ thế hệ gạo cội như Nghệ sĩ Nhân dân Lan Hương, Nghệ sĩ Ưu tú Nguyệt Hằng đến lớp trẻ giàu nhiệt huyết như Duy Hưng, Lương Thu Trang, Ngọc Huyền, B Trần, đoàn phim đã hội tụ đủ những cái tên có khả năng “kéo” khán giả về màn ảnh nhỏ.

Thất bại của phim Dịu Dàng Màu Nắng dù chỉ mới lên sóng được nửa hành trình (Ảnh: VFC).
Tuy nhiên, thay vì trở thành điểm sáng như mong đợi, bộ phim nhanh chóng vấp phải làn sóng chỉ trích gay gắt. Từ mạng xã hội đến các diễn đàn chuyên môn, Dịu Dàng Màu Nắng đồng loạt bị gắn mác “thất bại”, chủ yếu xoay quanh ba vấn đề: nhân vật nữ chính bị xây dựng quá lố, kịch bản đi theo mô típ cũ quá dễ đoán và diễn xuất thiếu tự nhiên ở nhiều phân đoạn.
Từ những tập đầu, Xuân – cô em họ “lên phố kiếm sống” – đã bị gắn mác nữ chính phiền phức. Thay vì khai thác mặt tích cực, biên kịch lại phủ đầy điểm trừ lên nhân vật chính này: ưa nhõng nhẽo, kêu ca quá mức, xen vào chuyện vợ chồng anh chị họ. Cách cô bám víu Bắc và Lan Anh khiến khán giả không thể đồng cảm, thậm chí cảm thấy khó chịu.
Biểu cảm tận hưởng của nữ chính Dịu Dàng Màu Nắng bị chê quá lố, gượng ép khiến người xem phải ngại giùm diễn viên (Ảnh: VFC).
Đỉnh điểm là cảnh Xuân làm bánh mì bơ tỏi cho cháu Khoai. Vốn chỉ là khoảnh khắc sinh hoạt giản đơn nhưng ê-kíp quyết định quay chậm từng động tác, lồng nhạc du dương và đặt cận góc máy liên tục chiếu vào biểu cảm “tận hưởng” quá đà của nữ diễn viên Ngọc Huyền. Trong 35 giây ngắn ngủi, khung cảnh bình thường bỗng biến thành một… TVC quảng cáo, khiến khán giả không khỏi tức anh ách. Bình luận cà khịa “coi phim mà như xem quảng cáo” tràn ngập mạng xã hội, kèm theo lời tuyên bố bỏ theo dõi Dịu Dàng Màu Nắng ngay lập tức.
Hình tượng nữ chính bị phóng đại đến mức “không thể thương nổi” vô tình kéo theo hệ quả dây chuyền: dù tuyến phản diện hay chính diện, gần như mọi nhân vật của Dịu Dàng Màu Nắng đều hứng chịu chỉ trích. Ngay cả cậu bé Khoai, một trong số ít điểm sáng, cũng không đủ sức cứu vãn thái độ tiêu cực của khán giả dành cho bộ phim. Khi nhân vật không được yêu mến, khán giả khó lòng kiên nhẫn khám phá chiều sâu tâm lý hay thông điệp mà bộ phim muốn gửi gắm. Đây là thất bại cốt lõi, mở đầu cho chuỗi phản ứng dây chuyền về sau.
Kịch bản của Dịu Dàng Màu Nắng tiếp tục gây thất vọng bởi lối kể chuyện dễ đoán. Chủ đề ngoại tình, công sở chia bè phái, hãm hại lẫn nhau vốn chẳng còn mới lạ. Thay vì lần mò góc độ khác biệt, biên kịch đi theo lối mòn: cặp vợ chồng công nhân lao đao vì chuyện ngoại tình, cuộc sống xóm trọ nghèo pha lẫn mưu mô tại nhà máy. Mọi nút thắt mở đều nằm trong dự đoán của khán giả chỉ sau vài tập. Đã vậy, bộ phim còn thiếu đi gam màu dịu dàng như chính cái tên khiến người xem mệt mỏi với chuỗi drama căng thẳng nối dài suốt hơn 20 tập.
Không chỉ kịch bản, cách dàn dựng của đạo diễn Bùi Quốc Việt cũng bị đặt dấu hỏi. Ngoài “quảng cáo bánh mì” gây bão, nhiều khung hình được cắt dựng rườm rà, lồng ghép âm nhạc không hợp bối cảnh. Điều này khiến các phân đoạn tình cảm vốn cần sự lắng đọng trở nên sến súa, gượng ép. Hơn nữa, việc “phô” sản phẩm tài trợ một cách lộ liễu càng làm khán giả hoài nghi chất lượng của bộ phim.
Dàn diễn viên trẻ, đặc biệt là Ngọc Huyền, vô hình trung phải gánh hai trách nhiệm nặng nề: vừa truyền tải thông điệp kịch bản, vừa “chống đỡ” sự gượng gạo trong lối quay. Khi khung hình liên tục yêu cầu biểu cảm chân thực thì diễn xuất của nữ chính Dịu Dàng Màu Nắng lại khó giữ tự nhiên. Thay vì tỏa sáng, nữ diễn viên lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan: diễn căng quá thì bị chê quá lố, tiết chế thì lạc quẻ với tổng thể. Trong khi đó, Duy Hưng, nhân tố được kỳ vọng “cứu” rating, cũng không đủ đất diễn, như chiếc “phao cứu sinh” bị chìm trong cơn bão chỉ trích.
Nhìn tổng thể, thất bại của Dịu Dàng Màu Nắng bắt nguồn từ lựa chọn sai lầm về nội dung kịch bản và xây dựng hình tượng nhân vật. Ê-kíp thay vì khai thác sự ấm áp, tình thân – yếu tố từng làm nên thành công cho Thương Ngày Nắng Về – lại đi vào vòng xoáy drama nặng nề, thiếu nút lặng. Thêm vào đó, việc lạm dụng phô diễn cảm xúc khiến bộ phim đánh mất sự chân thật, thứ vốn dĩ phải là “chất liệu vàng” của đề tài đời sống công nhân.
Suy cho cùng, thất bại này không phải dấu chấm hết cho dòng phim giờ vàng, mà là hồi chuông cảnh tỉnh: khán giả sẵn sàng ủng hộ tác phẩm Việt, miễn sao tác phẩm đặt trải nghiệm người xem lên hàng đầu. Nếu nhà làm phim biết lắng nghe, dám mạnh tay đổi mới cấu trúc kịch bản, tiết chế quảng cáo và khai thác câu chuyện đời thường bằng góc nhìn tinh tế, màu nắng dịu dàng chắc chắn vẫn còn cơ hội tỏa sáng trên bầu trời phim Việt.
Bài viếtThanh Bình – CTV
News
DV Lương Thu Trang: Cứ nghe lời khán giả rồi đi PTTM là d:.ở rồi, mình vẫn phải là mình
Lương Thu Trang không hề né tránh khi được hỏi về những tranh cãi xung quanh nhan sắc, cô cũng…
Giờ đã biết Phạm Băng Băng giống ai rồi
Chị em Phạm Băng Băng – Phạm Thừa Thừa được thừa hưởng trọn vẹn nhan sắc cực phẩm từ bố…
Mỹ nam Việt đẹp tới mức không ai dám mời đóng phim, nhan sắc không nhất cũng nhì giới diễn viên
Chính vì không được mời đóng phim, nam diễn viên đã nhận thức được vị trí thực sự của mình….
Không thể tin nổi Huỳnh Hiểu Minh lại bỏ ra 3 triệu để làm chuyện này
Huỳnh Hiểu Minh đang là tâm điểm gây chú ý trên truyền thông khi rộ tin anh đuổi vợ cũ…
Chưa thấy ai kh:.ổ như Phương Mỹ Chi
Phương Mỹ Chi không thể tránh khỏi những điều tiếng dù đã thể hiện rất xuất sắc. Dù đang là…
Không ai biết đây là Dương Mịch hay con gái cô ấy
Chủ đề tưởng chừng đơn giản nhưng đã nhanh chóng đứng đầu hot search Weibo, thu hút lượng tương tác…
End of content
No more pages to load