Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định đề xuất miễn thuế các loại thuốc bệnh nhân sử dụng trong điều trị nội trú.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu đề xuất miễn thuế thuốc bệnh nhân sử dụng trong nội trú. Ảnh: Quochoi.vn
Tại phiên thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi ngày 12.5, Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu đề xuất miễn thuế các loại thuốc bệnh nhân sử dụng trong điều trị nội trú.
Đây là đề xuất được đông đảo dư luận quan tâm, mong sớm được thể chế hoá. Bởi trong thực tế, đa phần bệnh nhân nội trú là những người mắc bệnh nặng, điều trị dài ngày và phải sử dụng nhiều loại thuốc, vật tư y tế với chi phí lớn.
Trong khi đó, theo quy định hiện hành, giá thuốc trong các bệnh viện công lập không được phép vượt quá giá trúng thầu đã được phê duyệt. Các bệnh viện cũng không được cộng thêm các chi phí như lưu kho, bảo quản, nhân lực phát thuốc… vào giá bán.
Thế nhưng, chính các đơn vị này lại đang phải nộp thuế doanh thu (1% thuế thu nhập doanh nghiệp và 1% thuế giá trị gia tăng) cho khoản thu từ thuốc.
Kết quả là chi phí này buộc phải tính gián tiếp vào giá dịch vụ y tế, tức là bệnh nhân vẫn phải “gánh” thuế, dù trên danh nghĩa, thuốc được mua theo giá ưu đãi.
Đây là một nghịch lý: trong khi chúng ta đặt mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau” trong chăm sóc y tế thì chính sách thuế lại đang gián tiếp làm chi phí điều trị của người bệnh nội trú trở nên nặng nề hơn.
Đặc biệt, với các nhóm dễ tổn thương như người nghèo, người có bệnh mãn tính, bệnh nhi hoặc người cao tuổi, việc nằm viện dài ngày đồng nghĩa với gánh nặng tài chính ngày càng tăng, trong đó có phần đáng kể do các loại thuế không phù hợp gây ra.
Mặt khác, không thể đánh đồng thuốc, một mặt hàng đặc biệt, có vai trò duy trì và cứu sống mạng người, với các sản phẩm thương mại thông thường trong nền kinh tế.
Việc đánh thuế lên thuốc sử dụng nội trú không chỉ bất hợp lý về mặt đạo lý mà còn đi ngược với chủ trương an sinh của Đảng và Nhà nước.
Việc rà soát và điều chỉnh chính sách thuế trong lĩnh vực thuốc nói riêng và y tế nói chung còn là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh nhiều bệnh viện đang chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính, nhưng lại chưa được đối xử công bằng về mặt pháp lý, đặc biệt là về nghĩa vụ thuế.
Nếu không có quy định minh bạch, nhất quán và hợp lý, hệ thống y tế công lập sẽ tiếp tục phải vận hành trong trạng thái “nửa công, nửa tư”, vừa lo chi phí, thuế, mà cuối cùng người chịu thiệt vẫn là người bệnh.
Miễn thuế thuốc trong điều trị nội trú, vì thế, là một lựa chọn thể hiện đúng tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau” trong chăm sóc sức khỏe toàn dân. Điều này không làm thất thu ngân sách, mà ngược lại, là bước điều chỉnh hợp lý, đúng với mục tiêu nhân văn của chính sách y tế.
News
Trong năm 2025, những trường hợp sau đây sẽ không được cấp sổ đỏ, người dân chú ý
7 trường hợp không được cấp sổ đỏ từ năm 2025 Theo quy định tại Luật Đất đai 2024 sẽ…
Thu::ốc gi::ả tràn lan ở Hà Nội
Chỉ trong vài ngày, hai nhà thuốc tại quận Đống Đa và Hà Đông (Hà Nội) bị phát hiện có…
Hé l::ộ tình tiết mới bất ngờ trong vụ người t::ố cáo C.P Việt Nam bán heo bệ::nh
Ông L.Q.N., người tố cáo Công ty CP chăn nuôi C.P. Việt Nam bị chấm dứt hợp đồng lao động…
Trời ơi 350 tấn giá đỗ ủ bằng chất cấ::m bị tuồn ra thị trường: Bao nhiêu người đã ăn phải
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Lào Cai đã ra quyết định khởi tố 3 đối tượng…
Chúc mừng hơn 1,5 triệu người dân sắp được nhận số tiền lớn trong tháng 7
Theo phương án trình Chủ tịch nước, sẽ có 2 mức tặng quà dành cho người có công với cách…
Giá vàng chiều nay: H::ãi h::ùng thực sự…
Cập nhật giá vàng SJC Tính đến 9h15, giá vàng miếng SJC được Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết ở…
End of content
No more pages to load