Thông tin từ Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), cơ cấu nguồn điện Việt Nam đã có sự thay đổi lớn khi EVN chỉ còn nắm giữ khoảng 37% nguồn điện (gồm trực tiếp và gián tiếp).
sc
Nguồn điện EVN nắm giữ trực tiếp chỉ chiếm 11% – Ảnh: EVN
Trong số gần 80.000MW nguồn điện toàn hệ thống (theo công suất đặt) năm 2023, hệ thống điện Việt Nam đang đứng đầu ASEAN.
Các doanh nghiệp quản lý, sở hữu nguồn điện là những doanh nghiệp năng lượng nhà nước. Bao gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) nắm giữ khoảng 47% công suất đặt.
Trong đó EVN nắm giữ trực tiếp và gián tiếp là 37% (10% trực tiếp và 27% gián tiếp qua các tổng công ty phát điện), TKV chiếm 2% chủ yếu là nhiệt điện, PVN chiếm 8% chủ yếu là điện khí và thủy điện nhỏ.
Số còn lại thuộc các nhà đầu tư tư nhân chiếm 42% và các dự án BOT chiếm khoảng 10%, nguồn điện nhập khẩu và nguồn khác chiếm khoảng 1%.
Cục Điều tiết điện lực đánh giá, tính đến nay, chỉ chưa đầy 20 năm, cơ cấu nguồn điện trong hệ thống điện Việt Nam đã có thay đổi lớn. Trong đó nguồn điện do các doanh nghiệp nhà nước đầu tư, nắm giữ đang giảm dần. Nguồn điện tư nhân ngày càng tăng đáng kể và dự kiến có thể chiếm gần một nửa toàn hệ thống vào năm 2030.
Như vậy, EVN không còn “độc quyền” nắm giữ toàn bộ nguồn điện và khâu sản xuất điện như trước năm 2006. Thực tế trong tổng công suất nguồn điện nắm giữ, hiện EVN chỉ chiếm 11% là trực tiếp.
Bộ Công Thương lý giải về đề xuất cho thu hồi khoản lỗ của EVN
Vì sao EVN lại đề xuất tiếp tục tăng giá điện?
Số này chủ yếu là các nhà máy thủy điện đa mục tiêu quan trọng như Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Trị An. 26% còn lại là của 3 tổng công ty phát điện (Genco 1, Genco 2 và Genco 3) thuộc EVN.
Các công ty này đang trong quá trình cổ phần, do vậy tỉ lệ nắm giữ của EVN cũng đang giảm dần khi có đa dạng các thành phần kinh tế tham gia.
Đối với nguồn điện tư nhân, trước năm 2012, tư nhân sở hữu chưa đến 10% nguồn điện. Tuy nhiên, hiện khối này đã chiếm tỉ lệ lớn, nhờ sự bùng nổ của năng lượng tái tạo sau khi có cơ chế khuyến khích của Chính phủ.
Cụ thể, tính đến cuối năm 2022, công suất điện than tiếp tục chiếm tỉ trọng lớn nhất đạt 33% (25.820MW); thủy điện chiếm 28% (22.349MW); năng lượng tái tạo (không gồm thủy điện) chiếm 26% (20.670MW); điện khí chiếm 11% (8.977MW); còn lại là các nguồn khác.
Về huy động nguồn điện, tính lũy kế 9 tháng năm 2023, sản lượng toàn hệ thống đạt 209,9 tỉ kWh, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện công suất đặt của nguồn năng lượng tái tạo đứng thứ 3 trong hệ thống đạt xấp xỉ gần 21.000MW nhưng sản lượng điện huy động chỉ chiếm gần 14% (9 tháng đầu năm 2023) sản lượng toàn hệ thống do những yếu tố đặc thù của nguồn điện này.
News
MC Quyền Linh xin lỗi
Trong tập mới nhất của chương trình Bạn muốn hẹn hò, MC Quyền Linh và Ngọc Lan đã kết nối Vi Quốc…
Vợ mới cưới của Nhan Phúc Vinh chính thức lộ diện gia thế quá khủng
Sao08/07/2025 – 06:30 (GMT+7) Rộ ảnh Nhan Phúc Vinh đám cưới, nhan sắc cô dâu gây sốt Thanh Hoa…
Khán giả yêu cầu nữ MC VTV xin lỗi ngay lập tức!
MC Minh Trang đăng tải thông cáo chính thức về vụ việc ở trại hè Làng Háo Hức – nơi…
Nhận diện ‘thủ phạm’ khiến tiền điện tháng 6 tăng vọt
Xôn xao về hóa đơn tiền điện tăng vọt Những ngày này, trên mạng xã hội, nhiều người than thở…
Quá kinhkhung hơn 100 người bị khởi tố vì giả mạo bác sĩ
Ngày 6/7, sau quá trình mở rộng điều tra, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi…
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh làm được điều không một ai làm được trước đó!
Sáng 5/7, ông Vương Quốc Tuấn – Uỷ viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh…
End of content
No more pages to load